Thách thức từ khủng hoảng kinh tế tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phương đông , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 62)

2.3. Nguyên nhân rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại OCB

2.3.2.1. Thách thức từ khủng hoảng kinh tế tài chính

Thứ nhất, xét trên phạm vi vĩ mô, cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế thế

giới bắt đầu hồi phục, nhưng chưa bền vững và không cân bằng. Những hậu quả của

nó như tình trạng nợ nần và thâm hụt ngân sách, nạn thất nghiệp cao đang có nguy cơ đẩy Việt Nam và một số nền kinh tế thế giới vào cuộc suy thoái mới. Mặt khác, rủi ro thị trường gia tăng cùng với việc tự do hóa thị trường tài chính; lãi suất, tỷ giá và cán cân vốn đựơc tự do hóa, khả năng OCB chịu ảnh hưởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước trên thế giới và khu vực sẽ gia tăng.

Thứ hai, do khủng hoảng kinh tế, hàng hoá dư thừa nên hầu hết các nước trên

thế giới đều có chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước, xuất khẩu Việt Nam sẽ gặp khó khăn, thậm chí ngay cả ở những thị trường truyền thống. Xem biểu đồ 2.11 ta thấy giá trị xuất khẩu Việt Nam tăng điều qua các năm, tuy nhiên đến năm 2009 bị giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Theo dự kiến năm 2010 xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng, tuy nhiên lượng tăng cũng không cao. Bên cạnh đó, thị

trường trong nước hiện nay cũng đang bị hàng giá rẻ của Trung Quốc chiếm lĩnh,

các doanh nghiệp ra sức tối đa tận dụng sự hậu thuẫn của Chính phủ. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lâm vào tình trạng khó khăn do chịu tác động bởi nhu cầu tiêu dùng toàn cầu giảm, dẫn đến hoạt động TTQT của OCB sẽ bị ảnh hưởng nhất định, thậm chí có thể dẫn đến khó khăn.

Biểu đồ 2.11: Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ 2005 đến 2009 và dự kiến 2010 (đơn vị: Tỷ USD)

32.45 39.83 48.56 62.90 56.58 59.98 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 2005 2006 2007 2008 2009 2010

(Nguồn: Website Bộ tài chính)

Thứ ba, lạm phát ở Việt Nam hàng năm cao hơn ở Mỹ 5% - 7%, trong khi

Việt Nam chỉ điều chỉnh tỷ giá 1% - 2% khiến VND rơi vào tình trạng cao giá. Mặt

khác, do khó khăn về tài chính, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành chuyển

vốn về nước, cầu ngoại tệ có dấu hiệu tăng mạnh, dẫn đến sự biến động bất thường của thị trường ngoại tệ do xu hướng tăng lên của tỷ giá USD/VND, gây ra nhiều bất lợi cho OCB khi phục vụ khách hàng trong hoạt động TTQT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phương đông , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 62)