Doanh số hoạt động:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phương đông , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 43)

2.2. Thực trạng về rủi ro thanh toán quốc tế tại OCB

2.2.1.1. Doanh số hoạt động:

Sau nhiều năm, nền kinh tế Việt Nam phát triển liên tục với tốc độ cao đã tạo

điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngành ngân hàng tăng trưởng khá ấn tượng.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến năm 2010 hệ thống ngân hàng Việt Nam có 5 NHTM Nhà nước, 39 NHTMCP đô thị, 40 chi nhánh ngân hàng

nước ngoài (NHNNg) tại Việt Nam, 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngồi, 17 cơng ty tài chính, ngồi ra cịn có sự hiện diện của 53 văn phịng đại

diện của các tổ chức tài chính nước ngồi, các cơng ty cho thuê tài chính và khoảng gần 900 quỹ tín dụng nhân dân. Với cấu trúc này, hệ thống ngân hàng Việt Nam khá hoàn chỉnh về mặt cấu trúc sở hữu và đa dạng về loại hình tổ chức tín dụng.

Nhưng trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đầy khó khăn đó, OCB buộc phải điều chỉnh phương

hướng, nhiệm vụ “tăng tốc phát triển” sang nhiệm vụ “an toàn để phát triển”. Sự

chuyển hướng này đã tác động tiêu cực vào kết quả các mặt hoạt động của OCB năm 2008 từ lợi nhuận cho đến việc đầu tư cơ sở vật chất, gia tăng tài sản.

Sang năm 2009, môi trường hoạt động vẫn cịn tiếp tục khó khăn, tiêu biểu là: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng gia tăng, thâm hụt trong cán cân thanh tốn quốc tế có thể dẫn đến sự mất giá đồng Việt Nam cao hơn 5 - 6%. Tỷ lệ nợ xấu

có xu hướng gia tăng, khả năng thanh khoản của tiền đồng kém hơn so với thời gian trước, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay thấp dẫn đến khả năng giảm lợi

nhuận. Ngoài ra, năm 2009 là năm áp chót phải thực hiện việc trích đầy đủ dự phịng rủi ro chung, áp lực tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỉ đồng vào cuối năm 2009 và tối thiểu 3.000 tỉ đồng vào cuối năm 2010 cũng là một trong những thách thức đáng kể đối với OCB.

Năm 2009, Việt Nam cũng đã thực hiện cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh

vực tài chính - ngân hàng, các NHNNg sẽ vào thị trường tài chính Việt Nam dễ dàng hơn và được hưởng qui chế đãi ngộ quốc gia trên nhiều lĩnh vực. Điều đó một

mặt có tác động tích cực đến sự phát triển của OCB vì hội nhập quốc tế sẽ nâng cao tính cạnh tranh và kỷ luật thị trường trong hoạt động ngân hàng, khuyến khích tạo

ra mơi trường tài chính lành mạnh và kinh doanh hiệu quả. Hội nhập cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho OCB thâm nhập vào thị trường quốc tế, mở ra cơ hội thực

hiện các cuộc trao đổi, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, tài trợ ngoại thương và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới. Vì thế uy tín và vị thế của OCB sẽ được nâng lên, ít nhất là trên thị trường trong nước.

Mặt khác, mở cửa thị trường cũng có tác động tiêu cực, gây nên nguy cơ rủi ro cao cho OCB mà đặc biệt là trong giai đoạn hậu khủng hoảng. Có nhiều dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, trong đó có thể kể đến vấn đề cạnh tranh. Phạm vi cạnh tranh chủ yếu diễn ra ở thị trường nội địa, cạnh tranh mang tính độc quyền bởi nhóm các

NHTM nhà nước (Ngân hàng Nơng nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam) có quy mơ vốn và tài sản lớn hơn rất nhiều so

với các NHTMCP. Các NHTMCP khác thì rất năng động, phát triển mạnh, dịch vụ

đa dạng, công nghệ hiện đại như Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Á Châu. Các NHNNg như Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ, Ngân hàng TNHH

một thành viên HSBC có nhiều khả năng phát triển dịch vụ thanh tốn tiên tiến nhờ

có năng lực về cơng nghệ, kinh nghiệm và tài chính. Bên cạnh đó, cam kết mở cửa thị trường tài chính sẽ khiến cho các NHTM trong nước khơng cịn lợi thế của sự

bảo hộ. Do vậy, để tồn tại và phát triển, OCB phải chiếm giữ, mở rộng thị phần hoạt động dưới nhiều hình thức như đa dạng hóa các hình thức vay vốn, nâng cao chất

lượng dịch vụ, công nghệ ngân hàng.

Có thể nói OCB đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các

NHTM trong nước và sự hội nhập ồ ạt từ những NHNNg, đòi hỏi khả năng quản trị

của OCB phải tăng tốc hơn và hiệu quả hơn đặc biệt trong giai đoạn hậu khủng hoảng này.

Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam với những diễn biến phức tạp và khó lường. Trong bối cảnh đó, hoạt động của OCB, vừa phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, vừa phải giữ sự an toàn

để đảm bảo cho việc phát triển. Tuy nhiên, OCB đã đạt được những thành tựu đáng

kể mà rõ nét nhất là được Citigroup trao tặng Giấy chứng nhận thanh toán quốc tế

xuất sắc năm 2008. Từ đó, OCB đã vươn lên Dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng 2009. Vì vậy, thương hiệu của OCB ngày càng được khẳng định và tạo

thêm niềm tin nơi khách hàng, đặc biệt là hoạt động TTQT – một hoạt động mà đặc thù của nó địi hỏi ngân hàng cung cấp phải có mức độ tín nhiệm rất cao.

Biểu đồ 2.1: Doanh số TTQT của OCB từ 2005 – 2009 (đơn vị: triệu USD)

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên đã kiểm toán của OCB từ 2005 đến 2009)

Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy được doanh số TTQT của OCB tăng trưởng

đều từ năm 2005 đến 2007, đặc biệt giai đoạn 2006 – 2007 tăng khá nhanh (tăng

28%). Năm 2008, doanh số TTQT sụt giảm nhưng tỷ lệ không đáng kể là 3%. Sang năm 2009, doanh số TTQT tiếp tục giảm nhưng với tốc độ khá cao (36%). Sự sụt

giảm này xuất phát từ nguyên nhân 2008 – 2009 là giai đoạn thực sự khó khăn đối với hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế, hàng loạt các hợp đồng xuất nhập khẩu bị bỏ dỡ, trì hỗn. Mặc dù vậy, OCB đã đẩy mạnh chất lượng hoạt động TTQT, làm lu mờ đi sự sụt giảm doanh số, và nhận được nhiều giải thưởng trong lĩnh vực TTQT nói riêng và của ngành ngân hàng nói chung. Đó vừa là vinh dự cho OCB, vừa là động lực giúp OCB hoạt động hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực khá mới mẻ và đầy rủi ro này.

Tuy nhiên, xét trên bình diện chung của hệ thống các NHTM Việt Nam thì có thể nhận định hoạt động TTQT của OCB chưa nổi trội. Điều này thể hiện rõ nhất

Bảng 2.2: Doanh số TTQT (đơn vị: triệu USD) và tốc độ tăng trưởng (đơn vị: %) của một vài ngân hàng từ 2005 – 2009

Ngân hàng/ năm 2005 2006 2007 2008 2009 Oricombank 72 100 128 28% 124.47 -3% 80 -36% Vietcombank 19277 22800 26323 15% 32501 23% - - Eximbank 1700 2300 2900 26% 2945 1.55% 3098 5.20% SCB 60.1 82.4 195.2 137% 222.9 14% 381 70.70%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng từ 2005 đến 2009)

Qua bảng trên có thể thấy hầu hết doanh số TTQT của các ngân hàng đều

tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ tăng từng năm ở mỗi ngân hàng là không đồng đều. Xét về doanh số TTQT thì OCB và SCB có giá trị nhỏ nhất so với các ngân hàng do OCB và SCB là ngân hàng có quy mơ vốn nhỏ và thời gian hoạt động ít

hơn so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, dù năm 2005, 2006, SCB có doanh số

TTQT nhỏ hơn OCB nhưng sang 2007 SCB đã đẩy doanh số của mình tăng cao hơn OCB và vẫn giữ được vị thế đó cho đến 2008. Xét về tốc độ tăng trưởng doanh số TTQT thì Vietcombank có tốc độ tăng trưởng chậm nhất nhưng vững chắc nhất, tốc

độ này được duy trì liên tục qua các năm. SCB có tốc độ tăng khá lý tưởng năm 2007, nhưng kém vững chắc so với Vietcombank vì sang năm 2008, tình hình kinh

tế khó khăn thì tốc độ này đã giảm. Eximbank có tốc độ tăng trưởng cũng khá cao

nhưng không đồng đều qua các năm. Riêng OCB, tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức

trung bình, từ 2005 - 2006 – 2007, tốc độ tăng trưởng doanh số TTQT là một số

dương, nhưng tác động khủng hoảng tài chính đã khiến tốc độ tăng trưởng chuyển sang số âm vào năm 2008 và 2009.

Trong năm 2008 và đầu năm 2009 tất cả các ngân hàng đều chịu ảnh hưởng

từ cuộc khủng hoảng tài chính nhưng doanh thu của ngân hàng bạn vẫn tăng đều mặc dù có giảm. Tuy nhiên OCB thì tốc độ tăng trưởng âm do OCB là một ngân hàng nhỏ và nên mức độ ảnh hưởng nhiều hơn. Do đó phần tiếp theo tác giả đi vào phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động TTQT tại OCB để thấy rõ hơn vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP phương đông , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 43)