2. Dòng vốn tài trợ chính thức 17.2 58.5 48.2 1
2.3.4. Số lượng cổ phiếu và trái phiếu do NĐTNN nắm giữ:
Đến cuối năm 2005, tổng khối lượng trái phiếu niêm yết trên TTCK khoảng gần 400 triệu trái phiếu với giá trị niêm yết gần 40 ngàn tỷ đồng. Trong đó, NĐTNN chỉ nắm giữ một tỷ lệ rất nhỏ chưa tới 13% với khối lượng gần 47 triệu trái phiếu. Điều này cho thấy trái phiếu Việt Nam chưa hấp dẫn NĐTNN. Có hai ngun nhân chính:
• Thứ nhất, tại Việt Nam hiện chưa có cơng ty nào thực hiện việc định giá tín dụng nên NĐTNN không biết được mức độ mạo hiểm khi mua các cơng cụ nợ của DN, của Chính phủ. Theo Bà Julie Hunter- Giám đốc thị trường vốn nợ của Ngân hàng ANZ thì NĐTNN chỉ đi đến quyết định đầu tư khi có đủ thơng tin đánh giá, phân tích định giá tín dụng của tổ chức phát hành. Ở thị trường Việt Nam, NĐTNN không xác định được mức lãi suất thực của trái phiếu vì thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ chưa được tổ chức một cách hiệu quả. Trong khi tại nhiều nước khác, lãi suất trái phiếu chính phủ được xác định và cơng bố hàng ngày. Khi không xác định được lãi suất trái phiếu chính phủ thì khơng có căn cứ để xác định lãi suất trái phiếu DN. • Thứ hai, quy định về mức thuế suất thuế thu nhập đối với trái tức của trái
phiếu cho tổ chức đầu tư nước ngồi hiện khơng rõ ràng. Cụ thể, thông tư 100/2004/TT-BTC chỉ quy định mức thuế phải nộp đối với khoản đầu tư cổ phiếu chứ không đề cập gì đến mức thuế suất đánh trên trái tức của NĐTNN. Mặc dù chưa có hướng dẫn bằng văn bản nhưng trên thực tế, khi mua trái phiếu, các DN phải chịu thuế suất thuế thu nhập DN đánh trên trái tức lên đến 20% và bị khấu trừ ngay khi nhận trái tức (cá nhân đầu tư không phải chịu thuế thu nhập). Các DN trong nước khi mua trái phiếu cũng phải chịu thuế suất thuế thu nhập DN 20% nhưng họ không bị đánh trên trái tức mà
đánh trên lợi nhuận ròng từ đầu tư tài chính, tức là được khấu trừ chi phí đầu tư trước khi chịu thuế thu nhập.
Vì những lý do trên nên dù trái phiếu có một lượng cung dồi dào nhưng lại không hấp dẫn NĐTNN trong khi thị trường cổ phiếu niêm yết thì lượng cung hạn chế. Với khối lượng niêm yết là trên 374 triệu cổ phiếu thì NĐTNN có thể nắm giữ 183 triệu cổ phiếu (49%). Như vậy, họ chỉ có thể mua thêm 80 triệu cổ phiếu nữa. Nhưng thị trường lúc đó chỉ có 35 cơng ty niêm yết trong đó khơng phải cơng ty nào cũng kinh doanh tốt. Các cơng ty niêm yết tốt và có tiềm năng tăng trưởng thì NĐTNN đã sở hữu gần đến mức tối đa 49%.
Cuối năm 2006, TTCK Việt Nam phát triển mạnh, có nhiều doanh nghiệp được cổ phần hóa và đưa lên niêm yết song song với nhiều đợt phát hành trái phiếu chính phủ và các doanh nghiệp lớn. Các văn bản luật liên quan đến TTCK cũng được bổ sung và hoàn thiện như: sự ra đời của Luật chứng khốn, thơng tư số 72/2006/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 10 tháng 08 năm 2006 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 100/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực chứng khoán. Các yếu tố này đã giúp các NĐTNN yên tâm và đầu tư nhiều hơn vào TTCK, đối với cả cổ phiếu và trái phiếu. So sánh hai mốc thời điểm đầu năm 2006 với những tháng đầu năm 2007, tỷ lệ sở hữu giá trị cổ phiếu của NĐTNN đã tăng gấp gần 4 lần. Tình hình đó cũng có tính tương ứng với thông tin của Ngân hàng thế giới ước tính các NĐTNN đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào TTCK Việt Nam.
Mặc dù vốn gián tiếp nước ngoài (được đầu tư chủ yếu qua các quỹ đầu tư và định chế tài chính) vào Việt Nam bắt đầu tăng trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo thống kê chưa đầy đủ, vốn gián tiếp nước ngoài vào nước ta chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (1 đến 4%) so với vốn FDI… Trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc chiếm từ 30 – 40%. Một trong những kênh thu nạp dòng vốn gián tiếp nước ngoài là TTCK cũng chỉ mới đạt giá trị vốn hoá 350 triệu USD, quá nhỏ so với các thị trường khác trong khu vực như Trung Quốc (480 tỷ USD), Phillipines (80 tỷ USD) hoặc TháiLan (110 tỷ USD).