Tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia

Một phần của tài liệu Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi thời kỳ 2003 – 2006 (đơn vị: tỷ USD) (Trang 75 - 77)

- Kiểm sốt phịng chống rửa tiền, đầu cơ, tiến tới hoàn thiện

KIỂM SỐT DỊNG VỐN RA

3.2.3. Tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia

Thực hiện chính sách tích lũy đủ ngoại tệ dự trữ để đáp ứng nhu cầu về cán cân thanh toán trong trường hợp luồng vốn đầu tư gián tiếp hiện tại có thể đảo chiều trong tương lai là một yêu cầu không thể thiếu đối với các quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế. IMF cũng đã thường xuyên khuyến nghị Chính phủ các nước đang phát triển thực hiện điều này. Mức độ dự trữ ngoại hối quốc gia phải được thiết lập trong mối quan hệ với sự thay đổi của dòng chảy vốn đầu tư, nhất là dòng vốn gián tiếp. Các luồng vốn đầu tư trực tiếp, luồng vốn vay nợ nước ngoài và luồng vốn đầu tư gián tiếp chảy vào càng nhiều thì mức độ dự trữ ngoại hối quốc gia phải càng cao. Những nước có xếp hạng tín nhiệm thấp như Việt Nam cần phải có mức dự trữ lớn hơn rất nhiều. Cách can thiệp đồng thời trên thị trường ngoại hối và phát hành trái phiếu Chính phủ đã được đề cập ở phần trên chính là một trong những biện pháp làm gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia tương thích với dịng chảy vốn nước ngồi vào nền kinh tế.

Các giải pháp cần thiết để tăng cường quỹ dự trữ ngoại hối:

• Thứ nhất, cải thiện cán cân thương mại và kiểm soát cán cân vãng lai. Cần có một cơ chế đồng bộ thúc đẩy trao đổi thương mại với các quốc gia. Đồng thời,

• Thứ hai, cần có các biện pháp thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hành lang pháp lý, tạo sự tin tưởng với các nhà đầu tư. Trên cơ sở đó, tiếp tục thu hút thêm các nguồn vốn vào Việt Nam, góp phần mở rộng quy mơ dự trữ ngoại hối.

• Thứ ba, tăng cường thu hút ngoại tệ về NHNN: Ngoại tệ chảy vào nước ta từ nhiều nguồn: kiều hối, ngoại tệ do cá nhân mang từ nước ngoài về, ngoại tệ do khách du lịch nước ngoài chi trả tại Việt Nam, tiền lương của người Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài. Để khai thác tối đa nguồn ngoại tệ này, cần tạo niềm tin cho kiều bào về sự ổn định kinh tế chính trị xã hội trong nước để họ yên tâm chuyển tiền về nước. Cơ quan hải quan cần kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn kiều hối lậu chảy về. NHTM cần có những chính sách thu hút nguồn kiều hối vào ngân hàng và bán cho NHNN.

Tuy nhiên, không phải cứ dự trữ càng nhiều ngoại hối càng tốt. Việc tích luỹ quá nhiều ngoại hối có thể làm phát sinh thêm nhiều loại chi phí. Bên cạnh đó, cơ chế điều hành tỷ giá cũng cần linh hoạt hơn để có thể điều chuyển quĩ bình ổn tỷ giá và giá vàng sang quĩ dự trữ ngoại hối, đáp ứng nhu cầu thanh toán và trả nợ. Đồng thời NHNN cần công bố công khai các số liệu cụ thể về dự trữ ngoại hối, cơ cấu dự trữ ngoại hối,… giúp các nhà đầu tư có thêm cơ sở để ra quyết định đầu tư vào Việt Nam.

Sau khủng hoảng năm 1997, một số quốc gia nhận thức được một điều là nếu khủng hoảng lại xảy ra thì hầu hết các nước trong khu vực đều bị thiệt hại nặng nề. Do đó họ đã đã thiết lập cơ chế trao đổi tiền tệ song phương. Các quốc gia thành lập một quỹ ngoại tệ khẩn cấp đủ lớn để sẵn sàng can thiệp để dập tắt ngay từ đầu những dấu hiệu khủng hoảng ở một quốc gia dưới hình thức cho vay “nóng”. Có bốn nước rất tích cực đóng góp cho quỹ này là Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc với nguồn dự trữ ngoại tệ khá lớn đủ khả năng dập tắt khủng hoảng tài chính của một quốc gia ngay từ khi có dấu hiệu bộc phát.

Việt Nam nên đàm phán để tham gia và vay ngoại tệ của quỹ này. Khi có hiện tượng rút vốn ồ ạt, Nhà nước đứng ra vay tiền từ quỹ ngoại tệ khẩn cấp này để

mua lại cổ phiếu trên thị trường cho đến khi khủng hoảng đi qua. Khi tình hình ổn định thì chính phủ sẽ bán ra thu ngoại tệ để hoàn vốn lại cho quỹ. Việc làm này vừa có ích là có tác dụng chữa cháy trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. Ngồi ra, nó cịn giúp nhà nước có được nguồn thu từ tiền lời sau quá trình mua bán này: mua vào khi giá chứng khoán rẻ và bán ra khi giá chứng khoán tăng lên.

Một phần của tài liệu Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi thời kỳ 2003 – 2006 (đơn vị: tỷ USD) (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)