2. Dòng vốn tài trợ chính thức 17.2 58.5 48.2 1
2.1.3. Đặc điểm dòng vốn chảy vào Việt nam:
Cách đây gần 20 năm, khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á xảy ra và trước khi Việt nam mở của TTCK, nguồn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam cũng tương đối cao. Quy mô nguồn vốn vào tương đối cao do Việt Nam có những điểm hấp dẫn các NĐTNN (các yếu tố kéo). Trong đó, đặc biệt là những thành cơng của cơng cuộc đổi mới sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, cải cách cơ cấu mạnh mẽ,… Nhưng cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là FDI, kế tiếp là nguồn vay thương mại ngắn và dài hạn. Nguồn FPI rất nhỏ và chưa có trong danh mục thống kê của chính phủ. Tuy nhiên, thời gian này nguồn vốn vào Việt nam có thể coi là tương đối lý tưởng vì FDI ít biến động. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng Châu Á nổ ra, nguồn vốn vào Việt nam đã giảm một cách đáng kể. Trong các năm 1997-1999, nguồn vốn vay thương mại ngắn hạn bị rút ra khỏi Việt nam với quy mô lớn, nguồn vốn vay dài hạn vẫn giữ được mức tăng trưởng cao chủ yếu là nguồn ODA. Nguồn FDI cũng sụt giảm tương đối mạnh do các đối tác chính trong khu vực cũng bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng nên từ bỏ dự án hoặc chậm giải ngân. Đồng thời, các yếu tố kéo của Việt nam khơng cịn hấp dẫn như trước.
Xu hướng dòng vốn chảy vào Việt nam có nhiều điểm tương đồng với các nước trong khu vực. Thứ nhất, trong giai đoạn kinh tế phát triển, nguồn vốn nước ngoài vào nhiều và đã góp phần khơng nhỏ giúp tăng trưởng kinh tế trong nước. Tuy nhiên, nguồn vốn vào cũng rất dễ bị tổn thương bởi những cú sốc cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Khi nền kinh tế có biểu hiện rơi vào tình trạng khó khăn hoặc khủng hoảng thì khả năng rút thốt vốn có thể diễn ra rất nhanh, làm cho nước tiếp nhận lâm vào tình trạng khó khăn về vốn đầu tư. Trên thực tế, tổng mức đầu tư xã hội của Việt Nam đã chững lại trong năm 1998 và sụt giảm trong năm 1999 chủ yếu do tác động của tình trạng rút thốt vốn. Nếu Việt nam đã có một TTCK phát triển và nguồn FPI tương đối lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn thì khả năng rút thốt vốn
trong năm 1998-1999 sẽ lớn hơn và do đó tổng mức đầu tư toàn xã hội với nền kinh tế nói chung sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Khi Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, cùng với sự khởi sắc của TTCK, năm 2006 đánh đấu một năm sôi động trong hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt nam. Hàng loạt các quỹ đầu tư thành lập mới hoặc tiếp tục tăng vốn; nhiều định chế tài chính quốc tế lớn đã xuất hiện và rục rịch chuyển tiền vào Việt Nam để đầu tư. Tính đến nay có khoảng 30 quỹ ĐTNN hoạt động tại Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của các quỹ ĐTNN trong thời gian qua cùng với việc Việt nam trở thành thành viên chính thức của WTO, giới chuyên môn dự báo, trong những năm tiếp theo dòng vốn FPI ồ ạt chảy vào Việt nam qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt thông qua TTCK.
Năm 2006 và đầu năm 2007, đã xuất hiện thêm nhiều quỹ đầu tư mới, trong khi nhiều quỹ hiện hữu công khai kế hoạch tăng vốn. Về phía nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư Nhật Bản và Trung Quốc là hai đối tượng quan tâm nhiều nhất đến TTCK Việt nam. Thời gian gần đây, rất nhiều đoàn khách Nhật Bản và Trung Quốc đến Việt nam tìm hiểu tình hình đầu tư chứng khoán.