Kiểm sốt phịng chống rửa tiền, đầu cơ, tiến tới hoàn thiện thị trường tài chính để phân bổ vốn hiệu quả:

Một phần của tài liệu Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi thời kỳ 2003 – 2006 (đơn vị: tỷ USD) (Trang 70 - 72)

- Kiểm sốt phịng chống rửa tiền, đầu cơ, tiến tới hoàn thiện

3.2.4. Kiểm sốt phịng chống rửa tiền, đầu cơ, tiến tới hoàn thiện thị trường tài chính để phân bổ vốn hiệu quả:

trường tài chính để phân bổ vốn hiệu quả:

Có hai nguồn đầu tư trên TTCK là đầu tư gián tiếp trong nước và đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Đối với nguồn đầu tư trong nước, hiện nay có một lượng tiền hình thành từ tiền (tiền thất thốt) tham nhũng. Con số thanh tra nêu có 10% thất thoát vào túi các cá nhân trong các lĩnh vực xây dựng cơ bản là một con số rất lớn. Số vốn này nếu

chuyển qua đầu tư chứng khốn cũng là một yếu tố thúc đẩy sự nóng lên của thị trường trong thời gian qua.

Đây có thể xem là hành động rửa tiền từ trong nước. Chính phủ cần ngăn chặn, giảm tỷ lệ thất thốt thơng qua đấu tranh chống tham nhũng. Chính phủ chú ý xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng tài chính đảm bảo đáp ứng yêu cầu thanh tốn qua Ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng hướng dẫn, khuyến khích để mọi khoản thanh tốn, các luồng luân chuyển tiền đều thông qua ngân hàng và thể hiện qua tài khoản. Bên cạnh đó, cần tăng cường việc kê khai tài sản, minh bạch tài sản, minh bạch thông tin. Nếu thực hiện tốt được các nội dung này thì Việt nam có thể chống được hoạt động rửa tiền không chỉ trên TTCK.

Đối với việc chống rửa tiền quốc tế. Hiện nay, các ngân hàng lớn trên thế giới đều áp dụng một quy trình nhằm theo dõi điều này. Tất cả khách hàng mở tài khoản với những mục đích hợp pháp đều được ngân hàng ra những ngưỡng về khoản chuyển tiền đi và đến. Nếu việc chuyển tiền vào quá lớn vượt trên mức thường xuyên và khả năng của khách hàng, ngân hàng sẽ tiến hành điều tra mục tiêu chuyển tiền và có những biện pháp với hành vi bị xác định là rửa tiền. Bên cạnh đó, các ngân hàng có danh sách về các vụ rửa tiền được cập nhật hàng ngày. Khi mở tài khoản cho khách hàng nào, ngân hàng sẽ kiểm tra khách hàng đó có nằm trong danh sách "đen" về rửa tiền hay khơng trước khi quyết định có mở hoặc không mở tài khoản cho khách. Việt nam nên áp dụng theo cách này, phối hợp với các ngân hàng nước chuyển tiền để nhận dạng và kiểm soát ngăn chặn dòng vốn đầu cơ vào thị trường.

Kiều hối là hoạt động chuyển tiền cá nhân nhưng có quy mơ lớn tới hàng chục tỷ trên tồn cầu. Đây cũng là một hình thức rửa tiền nghiêm trọng mà các quốc gia cần phải đề phòng. Bởi thế, vấn đề kiểm soát chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố được đặt ra nghiêm túc, đặc biệt là đối với các khoản kiều hối chuyển qua các kênh phi chính thức. Các quy định pháp lý, định hướng hoạch định chính sách liên quan đến kiểm sốt kiều hối, hướng kiều hối vào các kênh chính thức, chính sách phối hợp với các cơ quan chức năng của nước gửi kiều hối, phù hợp với các yêu cầu chống rửa tiền và đấu tranh với tài trợ cho khủng bố là bộ phận hợp thành trong hệ thống chính sách chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố ở nước ta.

Đối với việc kiểm sốt nhằm ngăn chặn các dịng vốn đầu cơ trên thị trường, biện pháp phù hợp với tình hình hiện nay chính là kiểm sốt "mềm". Nghĩa là, kiểm sốt bằng biện pháp phi hành chính, chẳng hạn đánh thuế cao đối với đầu tư ngắn hạn. Bên cạnh đó, chính phủ cần đánh thuế cao làm tăng chi phí giao dịch đối với việc chuyển đổi tải khoản vốn để hạn chế sự đầu tư và rút vốn ồ ạt, nhằm ổn định thị trường tài chính quốc gia. Việc gia tăng chi phí giao dịch tài khoản vốn sẽ khiến nhà đầu tư e ngại và sẽ cân nhắc kỹ mỗi khi tiến hành mua bán nhanh chóng trong ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi thời kỳ 2003 – 2006 (đơn vị: tỷ USD) (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)