Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của NĐTNN trong các doanh nghiệp niêm yết

Một phần của tài liệu Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi thời kỳ 2003 – 2006 (đơn vị: tỷ USD) (Trang 49 - 50)

2. Dòng vốn tài trợ chính thức 17.2 58.5 48.2 1

2.3.5. Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của NĐTNN trong các doanh nghiệp niêm yết

Đối với các công ty niêm yết lớn và kinh doanh tốt, NĐTNN ln có tỷ lệ nắm giữ cổ phần cao. Tính đến tháng 4/2007, NĐTNN vẫn mạnh nhất trên thị trường niêm yết, trong đó giá trị đầu tư vào cổ phiếu của các công ty niêm yết chiếm đến 68% trong tổng giá trị đầu tư của NĐTNN; đầu tư vào trái phiếu niêm yết chiếm 25%; đầu tư vào trái phiếu không niêm yết chỉ chiếm 6% và đầu tư vào cổ phiếu không niêm yết chỉ vỏn vẹn có 1%. Tại thị trường niêm yết, NĐTNN đã nhanh chóng sở hữu đến 49% hoặc đang có xu hướng đạt đến 49% (tỷ lệ cao nhất cho phép đối với NĐTNN) đối với một số mã cổ phiếu như AGF, CII, BT6, GIL, GMD, IFS, SAM, TDH, TMS, TYA, VNM, chứng chỉ quỹ VFMVF1.

NĐTNN thể hiện sự quan tâm đầu tư tới các công ty như Công ty CP Cơ điện lạnh REE, Công ty CP Sacom, Công ty CP Transimex, Bê tông 620 Châu Thới, Công ty CP Kinh đơ… Đây là các cơng ty có vốn lớn, có bề dày hoạt động lâu năm và quan trọng là tình hình kinh doanh và tình hình tài chính tốt, ổn định và tăng trưởng qua các năm nên luôn hấp dẫn NĐTNN. Chính vì vậy họ ln mong muốn được nâng cao tỷ lệ sở hữu để có điều kiện đầu tư vào các cơng ty này. Có thể thấy trước thời điểm năm 2003, khi tỷ lệ nắm giữ tối đa cho phép là 20% thì tỷ lệ sở hữu tại REE là 20,37%, SACOM là 9,76%, tại Transimex là 19,93%, Bê tông 620 là 0,36%... vào ngày 31/12/2002. Khi giới hạn tối đa này được nâng lên 30% thì NĐTNN cũng tăng mức đầu tư vào các công ty này, cụ thể tỷ lệ nắm giữ tại các công ty trên vào ngày 31/12/2004 lần lượt là 30%, 26,03%, 30% và 29,97%. Và tỷ lệ sở hữu đó tiếp tục tăng lên vào cuối năm 2005 sau khi giới hạn tỷ lệ sở hữu được nâng lên 49% theo quyết định 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005. Vào các tháng đầu năm 2006, TTCK khá sôi động với giá trị giao dịch mỗi ngày trên dưới 100 tỷ đồng và giao dịch của NĐTNN cũng tăng lên do đó tỷ lệ sở hữu hiện tại của họ cũng tăng lên. Cụ thể đối với REE tỷ lệ tăng lên mức 40%, SACOM tăng lên 39,15%, TRANSIMEX là 42,73%, Bê tông 620 là 48,68%, VINAMILK là 30,97%….

Các con số thống kê trên cho thấy, NĐTNN rất quan tâm và thích đầu tư vào những chứng khốn của các cơng ty đã niêm yết. NĐTNN đã tận dụng tối đa cơ hội được đầu tư vào các công ty này nên khi tỷ lệ sở hữu được Nhà nước nâng lên thì họ

đã đầu tư ngay và nâng mức sở hữu thực tế của họ trong các công ty này lên bằng hoặc gần bằng mức tối đa cho phép.

Tuy nhiên, số lượng các cơng ty niêm yết như vậy cịn q ít trên TTCK. Chỉ có một vài cơng ty có quy mơ vốn tương đối như REE, SACOM, GEMADEPT, KINH ĐÔ. Năm 2006 có VINAMILK là cơng ty có vốn lớn lên niêm yết có thể sánh với các cơng ty khác trong khu vực. Còn lại hầu hết là các cơng ty có quy mơ vốn nhỏ, lượng cung quá ít nên đã hạn chế lượng vốn của NĐTNN vào TTCK Việt nam. Cung không đáp ứng đủ cầu làm mất đi cơ hội thu hút một nguồn vốn đầu tư dồi dào từ các NĐTNN. Như vậy, vấn đề hiện nay để thu hút được lượng vốn dồi dào từ các NĐTNN thì cần kêu gọi các cơng ty lớn, kinh doanh tốt của nước ta lên sàn niêm yết.

Một phần của tài liệu Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi thời kỳ 2003 – 2006 (đơn vị: tỷ USD) (Trang 49 - 50)