- Kiểm sốt phịng chống rửa tiền, đầu cơ, tiến tới hoàn thiện
KIỂM SỐT DỊNG VỐN RA
3.4.2. Phát triển các thể chế tiền tệ vững mạnh nhằm ổn định nền kinh tế
Để ổn định nền kinh tế, Việt nam cần quan tâm và phát triển hai thể chế tiền tệ cơ bản sau đây:
Thứ nhất, chính phủ có cam kết và phổ biến rộng rãi về việc coi mục tiêu ổn định nền kinh tế, bình ổn giá cả là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ (CSTT) trong dài hạn, có thể được ghi vào luật NHTW (như một số nước đã thực hiện). Khi đó, nhà nước giao nhiệm vụ kiểm sốt lạm phát cho NHTW. Tuy nhiên, thể chế xây dựng cho mục tiêu ổn định nền kinh tế phải được sự ủng hộ của các nhà chính trị, của đơng đảo quần chúng thì nó mới thực sự có ý nghĩa.
Thể chế thứ hai cần thiết cho yêu cầu ổn định nền kinh tế là cam kết của chính phủ về việc NHTW được độc lập trong việc sử dụng các công cụ CSTT. Độc lập trong việc sử dụng công cụ CSTT có nghĩa là NHTW khơng tài trợ cho thâm hụt ngân sách của chính phủ; NHTW được phép lựa chọn sử dụng các công cụ CSTT mà khơng có sự can thiệp của chính phủ. Đồng thời, các thành viên của hội đồng CSTT phải độc lập, không bị tác động bởi các diễn biến chính trị, được bổ nhiệm dài hạn và không bị bãi miễn một cách độc đoán. Thể chế này cho phép các cơ quan tiền tệ có sự linh hoạt và quyền tự quyết nhất định trong việc sử dụng CSTT để chống lại các cú sốc đối với nền kinh tế.
Ở các quốc gia thị trường mới nổi (như Việt nam) thường hứng chịu những cú sốc mạnh thì sự linh hoạt này là rất cần thiết. Tuy nhiên, lợi thế của thể chế này cũng là khiếm khuyết của chính nó. Khi quyền tự quyết đối với CSTT được sử dụng quá mức có thể tạo ra những tác hại lớn cho nền kinh tế. Khi phát triển thể chế này, cần gia tăng mức độ minh bạch của các thảo luận về điều hành CSTT để hạn chế NHTW thực hiện CSTT nới lỏng quá mức.