- Kiểm sốt phịng chống rửa tiền, đầu cơ, tiến tới hoàn thiện
KIỂM SỐT DỊNG VỐN RA
3.4.5. Giải pháp minh bạch thông tin
Hiện nay, thị trường vốn trong nước đang có những hạn chế về tính cơng khai minh bạch. Việc quản lý, giám sát còn nhiều bất cập trên cả phương diện điều hành kinh tế vĩ mô và giám sát thị trường. Đặc biệt, Việt nam chưa có một hệ thống kiểm soát rủi ro cho thị trường vốn. Mặt khác, TTCK chưa niêm yết hiện đang chiếm một thị phần lớn, lại không công khai, minh bạch nên tiềm ẩn bất ổn cho cả hệ thống tài chính.
Mặc dù Luật Chứng khốn đã có hiệu lực, đối tượng công ty đại chúng được mở rộng nhưng chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính, chất lượng quản trị cơng ty đại chúng vẫn cịn nhiều bất cập. Do vẫn có sự khác biệt giữa chuẩn mực kế tốn Việt nam và quốc tế nên các NĐTNN còn e dè khi đọc các báo cáo tài chính do các cơng ty kiểm tốn trong nước thực hiện.
Đối với các nền kinh tế mới thì vấn đề thơng tin không đầy đủ được coi là một thách thức cực kỳ lớn. Chính vì vậy, trong bối cảnh các nền kinh tế mới nổi, định mức tín nhiệm được coi là một trong những yếu tố then chốt giúp lấp đầy những khoảng trống thông tin này và cho biết giá trị thực của một công ty, hoặc của một quốc gia. Tuy nhiên, ở Việt nam hiện nay, dịch vụ định mức tín nhiệm và thống kê
dữ liệu ngành hầu như khơng có. Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ cộng với nhu cầu về vốn cho đầu tư và phát triển trong giai đoạn tới, cần phải coi định mức tín nhiệm như một cơng cụ hỗ trợ đầu tư, góp phần tăng cường chất lượng các cơng ty trong nước, tính minh bạch cũng như mức độ tín nhiệm quốc gia trong con mắt các nhà đầu tư quốc tế.
Trước mắt, cần được ưu tiên triển khai việc định mức tín nhiệm 4 đối tượng sau: • Một là, xếp hạng các công cụ nợ dài hạn, bao gồm việc xếp hạng tổ chức
phát hành nợ dài hạn và xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn.
• Hai là, xếp hạng tiền gửi và khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại quốc doanh và thương mại cổ phần Việt Nam.
• Ba là, xếp hạng các doanh nghiệp Nhà nước có quy mơ lớn đã và đang tiến hành cổ phần hóa, các doanh nghiệp đang niêm yết trên TTCK Việt Nam. • Bốn là, xếp hạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam.
Hiện SMEs chiếm tới 95% tổng số doanh nghiệp Việt Nam và được coi là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển xen lẫn rủi ro cao.
Công khai, minh bạch là yêu cầu đầu tiên mà Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước về thị trường vốn. Vì vậy, Chính phủ cần đẩy mạnh tính minh bạch và củng cố việc thực thi những qui định liên quan đến các giao dịch CK; duy trì tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu nghiêm ngặt để đảm bảo rằng tất cả công ty niêm yết phải đạt yêu cầu về công bố thông tin phù hợp với những chuẩn mực quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, nền kinh tế đang phát triển, TTCK còn nhiều yếu kém thì Việt nam cần phải lưu ý kiểm sốt nhiều hơn. Trên cơ sở đó, dần dần tự do hóa tài khoản vốn một cách rất giới hạn. Tiến trình này sẽ làm giảm bớt chi phí can thiệp vơ hiệu hóa và tạo cho các nhà đầu tư trong nước khả năng đầu tư ra nước ngoài, đồng thời đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ trên tầm quốc tế. Thêm vào đó, chúng cịn giúp hạn chế các rủi ro trong nước, đặc biệt là các rủi ro gắn liền với sự ồ ạt của dịng vốn vào.
Có một số phương pháp khác nhau về tự do hóa tài khoản vốn có giới hạn. Các giải pháp tự do hóa tài khoản vốn có giới hạn như là: Đối với dịng vốn vào, kiểm sốt thơng qua các quỹ đóng, có phát hành cổ phần định danh bằng nội tệ, sử dụng số tiền thu được để mua ngoại tệ từ NHNN và sau đó đầu tư ra nước ngồi; Đối với dòng vốn ra: cho phép các quỹ hưu bỗng hoặc là các nhà đầu tư định chê khác đầu tư ra nước ngồi, chính phủ đầu tư ra nước ngồi và bán các chứng khoán định danh bằng ngoại tệ cho các nhà đầu tư trong nước v.v. Mặc dù mỗi phương pháp trong các phương pháp trên đều có điểm đặc sắc riêng nhưng nhìn chung nó tạo ra lợi ích đa dạng hóa trên phạm vi rộng hơn cho các nhà đầu tư trong nước và kích thích được sự phát triển của thị trường tài chính trong nước. Mặt khác, lợi ích của giải pháp này là hạn chế tự do hóa tài khoản vốn, cho phép chính phủ kiểm sốt cả thời hạn và khối lượng của dòng vốn ra. Đây là yếu tố mang tính chất quyết định trong giai đoạn đầu mở cửa tài khoản vốn.
Theo quan điểm của tác giả, để có thể cung cấp đủ vốn cho phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập thì cần thiết phải tự do hóa tài khoản vốn. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, đây là tự do hóa tài khoản vốn có kiểm sốt và mức độ kiểm soát như thế nào là tùy thuộc vào sự phát triển của TTCK, của nến kinh tế, của đất nước.
KẾT LUẬN
Hiện nay, có nhiều quan điểm về vấn đề nên hay khơng nên kiểm sốt vốn. Đại diện cho nhóm lợi ích của NĐTNN thì lấy lý do chúng ta đã gia nhập WTO, phải theo thơng lệ chung của thế giới, phải tự do hóa dịng vốn, để thị trường tự điều tiết, bất cứ sự can thiệp nào từ phía nhà nước cũng là khơng tốt. Nhóm này tiêu biểu cho quan điểm ủng hộ tự do hóa vốn. Đại diện cho quan điểm chính phủ thì cho rằng, cần thiết phải kiểm sốt vốn để nhằm ổn định thị trường, đưa thị trường phát triển lành mạnh, tránh những cú sốc do các NĐTNN rút vốn ồ ạt, gây khủng hoảng nền kinh tế.
Với mục tiêu góp phần nhỏ vào nghiên cứu giải quyết các vấn đề kinh tế nhằm phát triển đất nước, đề tài “Kiểm sốt dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trong
giai đoạn hội nhập” đã giải quyết được những vấn đề sau:
Giới thiệu tổng quan về dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi. Nêu được lợi ích cũng như rủi ro của dịng vốn FPI đối với nền kinh tế của một quốc gia. Từ đó, đề cao vai trị của kiểm sốt dịng vốn này nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Đề tài đã thu thập tài liệu, thông tin và những số liệu chi tiết phản ánh tương đối cụ thể thực trạng thu hút nguồn vốn FPI. Đề tài cũng đã phân tích đánh giá những giải pháp kiểm soát vốn FPI trong thời gian qua, cũng như xu hướng dòng chảy vốn FPI trong thời gian tới, đặc biệt là kể từ khi Việt nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm sốt dịng vốn FPI trong giai đoạn hiện nay. Quan điểm của những đề xuất này là kiểm sốt dịng vốn nhưng vẫn đảm bảo thu hút được vốn FPI cần thiết cho phát triển kinh tế đất nước. Vì thế, các giải pháp cần khéo léo, mềm dẻo, không quá cứng nhắc. Các giải pháp mà tác giả đề cập trong luận văn này gồm có 4 vấn đề chính: