- Kiểm sốt phịng chống rửa tiền, đầu cơ, tiến tới hoàn thiện
KIỂM SỐT DỊNG VỐN RA
3.2.2. Quản lý thị trường ngoại hối và điều hành tỷ giá:
Theo kinh nghiệm của các nước, Việt nam có thể dùng quản lý ngoại hối như một cái van để điều tiết vốn đầu tư tài chính. Ngày 28 tháng 12 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 160/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối. Theo đó, các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư gián tiếp vào Việt Nam phải sử dụng tiền Việt Nam đồng, phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép; khi chuyển vốn ra nước ngồi, NĐTNN mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài…;việc chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ (hoặc bán) tại tổ chức tín dụng được phép. Nghị định này đã quy định khá chi tiết đối với quản lý ngoại hối. Tuy nhiên, hiện tại vẫn thơng thống cho phép nhà đầu tư, sau khi làm các nghĩa vụ về thuế (nếu có), có thể chuyển tiền ra bất cứ lúc nào họ muốn mà không cần phải giữ lại bao nhiêu thời gian kể từ khi chuyển tiền vào.
Để kiểm sốt, đề phịng việc rút vốn hàng loạt của các quỹ nước ngồi trong trường hợp khủng hoảng thì Chính phủ có thể siết chặt quản lý ngoại hối. Có thể áp dụng các biện pháp cụ thể như sau:
• Quy định lượng ngoại tệ được phép chuyển ra nước ngoài trong một thời gian xác định. Ví dụ khơng được chuyển ra q 50 triệu USD/tuần.
• Làm đóng băng tài khoản quốc tế: ngăn việc chuyển nhượng từ tài khoản này sang tài khoản khác, ngăn ngừa sự chuyển đổi đồng Việt Nam bằng USD. • Quy định hạn chế việc sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch thanh tốn hoặc
cho những người khơng cư trú vay.
• Hạn chế tình trạng đơ la hóa tài sản nợ. NHNN quy định không cho phép hoặc khống chế hạn mức tín dụng ngoại tệ mà NHTM được phép cho khách hàng vay.
• Các giao dịch ngoại hối chỉ được phép khi có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền và phải có các giấy tờ chứng minh mục đích của tài khoản hiện tại. Chính phủ có thể ban hành các đạo luật tài chính để ngăn chặn tình trạng lẩn tránh kiểm soát vốn.
Tỷ giá hiện nay cũng là một yếu tố tác động đến quyết định đầu tư gián tiếp nước ngoài. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Chính phủ để điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó, tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước được thiết lập trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại không được lớn hơn +/- 0,25% so với tỷ giá chính thức. Với cách tính này, Ngân hàng Nhà nước khống chế được sự biến động thất thường của tỷ giá. Tuy nhiên, hạn chế của nó là tỷ giá khơng phản ảnh đúng cung-cầu tiền tệ trên thị trường, làm cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng gượng ép, giả tạo. Ngân hàng Nhà nước cần phải giảm dần, tiến đến loại bỏ các biện pháp điều tiết tỷ giá mang tính hành chính như khống chế tỷ giá kỳ hạn, giới hạn phí hốn đổi tiền tệ, hạn chế biên độ trong xác định tỷ giá kinh doanh... để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trường và quen dần với các cơng cụ phịng chống rủi ro tỷ giá. Nói cách khác, tỷ giá phải được thả nổi và hoàn toàn
được xác định dựa trên cung cầu tiền tệ, NHNN không nên áp đặt trực tiếp lên tỷ giá mà chỉ được quyền tác động gián tiếp đến tỷ giá thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
Ngoài ra, cần có sự phối hợp hài hồ giữa chính sách tỷ giá với chính sách lãi suất. Tỷ giá và lãi suất là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Tỷ giá và lãi suất ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạt động của nền kinh tế. Sự khấp khểnh giữa chính sách lãi suất và tỷ giá có thể gây ra những hậu quả bất lợi như bản tệ mất giá gây nguy cơ lạm phát, ''chảy máu'' ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ, hạn chế nguồn vốn đầu tư nước ngồi... Vì vậy, trong quản lý vĩ mơ, chính sách lãi suất và tỷ giá phải được xử lý một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.