Giải pháp hoàn thiện thị trường tài chính, hạn chế rủi ro của dòng vốn FPI 1 Phát triển thể chế tài khóa và tài chính vững mạnh:

Một phần của tài liệu Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi thời kỳ 2003 – 2006 (đơn vị: tỷ USD) (Trang 77 - 79)

- Kiểm sốt phịng chống rửa tiền, đầu cơ, tiến tới hoàn thiện

KIỂM SỐT DỊNG VỐN RA

3.4. Giải pháp hoàn thiện thị trường tài chính, hạn chế rủi ro của dòng vốn FPI 1 Phát triển thể chế tài khóa và tài chính vững mạnh:

3.4.1. Phát triển thể chế tài khóa và tài chính vững mạnh:

Hiện tượng rút vốn bất ngờ, nghĩa là có số lượng lớn vốn chảy ra mà khơng dự báo trước được, sẽ có tác động mạnh đến một quốc gia, tạo nguy cơ cho cuộc khủng hoảng nền kinh tế với những hậu quả nặng nề. Cuộc khủng hoảng bắt đầu tự sự thiếu hụt thanh khoản ở một trung tâm tài chính. Từ đó trung tâm tài chính bán tống bán tháo chứng khốn của các thị trường mới nổi với giá thấp, hoặc ít nhất cũng là việc không tham gia vào các cuộc đấu giá những công cụ nợ mới do các quốc gia thị trường mới nổi phát hành làm cho giá chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng. Hiện tượng này hầu như chỉ xảy ra đối với các quốc gia thị trường mới nổi. Bởi vì các thể chế tài khố, tài chính của các quốc gia này còn nhiều yếu kém, chưa đủ mạnh để có thể chống chọi một khi có biến động xảy ra.

Ổn định tài khoá là điều kiện cần thiết mang tính nền tảng đảm bảo cho sự ổn định của nền kinh tế. Một hệ thống tài chính hiệu quả và an tồn sẽ là điều kiện cần thiết cho sự thành công của TTCK, và giúp ổn định đầu tư, đặc biệt là đầu tư gián tiếp. Để tránh sự mất ổn định về tài chính, cần thực hiện một số cải cách về thể chế như sau:

• Thứ nhất, đảm bảo kiểm soát và điều chỉnh cân bằng cán cân tài khố. Tình trạng mất cân bằng về tài khố cũng có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính và ngân hàng.

• Thứ hai, tiếp tục hồn thiện và gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Cần tăng cường các quy định, thể chế giám sát, quản lý về các chỉ tiêu về đảm bảo an tồn trong hệ thống tài chính, ngân hàng. Xây dựng hệ thống ngân hàng ngày càng vững mạnh. Tăng cường kiểm soát

ngân hàng tránh những tác động xấu có thể dẫn đến sự sụp đổ của đồng bản tệ và châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính.

• Thứ ba, nên hạn chế mạng lưới trợ giúp của chính phủ, của các tổ chức tài chính quốc tế nhằm giảm bớt động cơ phát sinh rủi ro đạo đức. Biểu hiện là các ngân hàng quá mạo hiểm và đứng trước nhiều rủi ro trong hoạt động của mình…

• Thứ tư, cần hạn chế sự mất cân đối về đồng tiền để khi đồng nội tệ bị phá giá thì hiện tượng này khơng làm cho giá trị rịng của tài sản doanh nghiệp suy giảm nghiêm trọng. Một mặt, phải đảm bảo sự cân đối giữa tài sản nợ được định giá bằng ngoại tệ và các tài sản có được định giá bằng ngoại tệ, giúp giảm bớt rủi ro hối đối. Mặt khác, tránh tình trạng đơla hố tài sản nợ. Ngay cả khi các ngân hàng có sự cân bằng giữa giá trị tài sản nợ - tài sản có bằng ngoại tệ (đơ la), nếu các tài sản có của ngân hàng là các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp bằng đô la, nhưng các doanh nghiệp này khơng có các hình thức bảo hiểm rủi ro hối đối, thì trên thực tế các ngân hàng cũng không được bảo hiểm khỏi rủi ro khi đồng nội tệ bị phá giá. Điều này xảy ra là bởi vì các khoản cho vay bằng đơ la của ngân hàng trở thành các khoản nợ xấu khi đồng nội tệ bị phá giá. Bởi vậy, để hạn chế sự mất cân đối về đồng tiền thì các chính sách của chính phủ cũng cần tập trung vào việc hạn chế tình trạng đơ la hố tài sản nợ.

• Thứ năm, cần xây dựng các chính sách tăng cường mở cửa nền kinh tế giúp hạn chế mức độ nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng tài. Các doanh nghiệp thương mại khi mua bán trao đổi hàng hoá trên thị trường quốc tế thực hiện bằng ngoại tệ. Khi đồng bản tệ bị phá giá tức là giá trị các khoản nợ của họ tính bằng đồng bản tệ sẽ tăng lên. Lúc này giá trị các tài sản có (nước ngồi nợ) của họ cũng tăng theo. Do đó, giá trị tài sản rịng của các doanh nghiệp này khơng bị ảnh hưởng nhiều. Hơn nữa, theo lý luận của một số nhà nghiên cứu, khi có hiện tượng rút vốn bất ngờ, nếu nền kinh tế càng mở cửa thì sức ép phải phá giá đồng bản tệ

(tính theo tỉ giá thực) càng ít. Khi nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp trong khu vực phi kinh doanh thương mại cũng có mức độ của rủi ro sẽ thấp hơn nền kinh tế khép kín.

Một phần của tài liệu Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi thời kỳ 2003 – 2006 (đơn vị: tỷ USD) (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)