Tiếp tục hoàn thiện hệ thống ngân hàng, kiềm chế bùng nổ cho vay khu vực DNNN

Một phần của tài liệu Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi thời kỳ 2003 – 2006 (đơn vị: tỷ USD) (Trang 69 - 70)

- Kiểm sốt phịng chống rửa tiền, đầu cơ, tiến tới hoàn thiện

3.2.3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống ngân hàng, kiềm chế bùng nổ cho vay khu vực DNNN

khu vực DNNN

Hệ thống ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc phân phối vốn ở bất kỳ một quốc gia nào, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Sức khỏe của hệ thống ngân hàng là nhân tố quyết định một quốc gia có tận dụng được những lợi ích của tồn cầu hóa tài chính và tránh được những rủi ro hay không?

Tại nhiều nước đang phát triển trong thời gian gần đây, hệ thống ngân hàng đã và đang bị thả nổi đến mức khơng thể kiểm sốt được. Gần đây các nhà đầu tư đang lo ngại tình trạng thừa thãi ngân hàng ở các quốc gia Châu Á và thậm chí tình trạng này là khơng sai trong trường hợp Việt Nam: các định chế tài chính có nhiều hoạt động kinh doanh và đầu tư quá mạo hiểm; việc tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng vẫn chưa được chú ý đúng mức. Chính vì thế, việc điều chỉnh lại những yếu kém của hệ thống ngân hàng càng trở nên khẩn cấp hơn trong mơi trường hội nhập tồn cầu vì lúc bấy giờ ngân hàng có xu hướng gia tăng cho vay một cách dễ dàng hơn và gánh chịu rủi ro lớn hơn.

Đổi mới hệ thống ngân hàng là một quá trình lâu dài và tiến hành từng bước. Trước mắt cần thực hiện các biện pháp sau:

• Kiềm chế bùng nổ các hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay đối với khu vực DNNN. Các NHTM trong quá trình cho vay, cần chú ý đảm bảo an tồn. Khơng cho vay theo đúng mệnh giá của chứng khoán mà tuỳ theo chất lượng và mức độ uy tín của các chứng khốn mà định mức cho vay hạn chế. Trong những trường hợp cần thiết NHNN có thể tăng yêu cầu về dự trữ hoặc tăng yêu cầu về độ rủi ro có thể chấp nhận được đối với các ngân hàng thương mại. Những hạn chế hợp lý này sẽ giúp làm dịu đi áp lực q nóng của hoạt động tín dụng. Nhà nước cần rà soát và xử lý nghiêm các trường hợp vay tiền đầu tư không đúng mục đích. Chẳng hạn, vay để kinh doanh, sản xuất hàng tiêu dùng, đầu tư bất động sản nhưng lại đổ vào chứng khốn.

• Cải thiện chất lượng thanh tra đối với lĩnh vực Ngân hàng: cần sớm ban hành một hành lang pháp lý đầy đủ và hoàn thiện đối với hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm cải thiện về chất lượng, nội dung phương pháp thanh tra. Bên cạnh đó, cần đào tạo và nâng cao trình độ của các thanh tra viên ngân hàng để có thể tiếp nhận và thực hiện được các phương pháp giám sát mới, nâng cao khả năng của thanh tra ngân hàng trong việc phát hiện, cảnh báo sớm, giám sát rủi ro cho toàn hệ thống dòng chảy vốn ồ ạt và làm giảm bớt tính dễ bị tổn thương của hệ thống ngân hàng.

Trong điều kiện tự do hóa giao dịch vốn, thanh tra giám sát ngân hàng càng có vai trị đặc biệt quan trọng, giữ cho nền kinh tế phát triển ổn định và không rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính như các nước cùng khu vực trong những năm vừa qua.

Một phần của tài liệu Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi thời kỳ 2003 – 2006 (đơn vị: tỷ USD) (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)