Thành tựu và tồn tại trong chính sách kiểm soát vốn: 1 Thành tựu:

Một phần của tài liệu Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi thời kỳ 2003 – 2006 (đơn vị: tỷ USD) (Trang 55 - 58)

2. Dòng vốn tài trợ chính thức 17.2 58.5 48.2 1

2.4.3. Thành tựu và tồn tại trong chính sách kiểm soát vốn: 1 Thành tựu:

2.4.3.1. Thành tựu:

Thời gian qua, bên cạnh việc ban hành các quy định sửa đổi thì Chính phủ Việt nam đã có rất nhiều nỗ lực quảng bá hình ảnh của mình ra thế giới. Lần đầu tiên một hội nghị kêu gọi vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi có quy mơ lớn, với sự có mặt của hơn 100 định chế tài chính nước ngồi, đã được tổ chức tại TP.HCM vào tháng 12/2005. Khác với những lần trước, hội nghị các nhà đầu tư Vina Capital 2005 (do phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam và công ty quản lý quỹ đầu tư Vina Capital đồng tổ chức) không dừng lại ở những bài phát biểu tại hội trường mà các nhà đầu tư còn đi thực tế tại một số doanh nghiệp. Các quỹ đầu tư có mặt tại đây đang nắm giữ một lượng vốn khoảng 100 tỷ USD, chỉ cần họ đồng ý chi 1% trong số này vào Việt Nam là chúng ta đã có l tỷ USD.

Tháng 11 năm 2006, lần đầu tiên Việt nam đăng cai tổ chức thành công tuần lễ Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC 14. Với vai trò chủ nhà, Việt nam được các nhà lãnh đạo APEC và bạn bè quốc tế đánh giá rất cao. Thành công của hội nghị APEC Việt nam 2006 có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với hợp tác và phát triển trong APEC mà còn đánh dấu giai đoạn mới trong chính sách hội nhập của Việt nam. Thành cơng đó thể hiện trước hết qua những đánh giá tốt đẹp của bạn bè quốc tế. Việt nam đã rất thành cơng trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường thế giới. Rất nhiều bạn bè quốc tế đã biết đến Việt nam như là một điểm hẹn hấp dẫn trong tương lai.

Quan trọng nhất và đặc biệt nhất chính là sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào đầu năm 2007. Việc trở thành thành viên của WTO sẽ mở ra cơ hội mới cho Việt Nam mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, tranh thủ công nghệ để phát triển. Các sự kiện trên đã góp phần làm bùng nổ TTCK lên mức kỷ lục trong vòng 6 năm qua. TTCK của Việt nam sau một thời gian dài thai nghén cuối cùng cũng đã phát triển nở rộ vào thời điểm có nhiều nguồn vốn tồn cầu đổ vào nước này. Ngày càng có nhiều quĩ nước ngồi đổ xơ đến Việt nam để tìm hiểu về một TTCK đến nay đã tăng trưởng gấp đôi kể từ tháng 11 năm ngoái và gấp bốn lần kể từ đầu năm 2006.

Bên cạnh đó, Chính phủ ra sức tăng cường cơng tác cổ phần hố các doanh nghiệp Nhà nước, thơng qua Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khốn với nhiều quy định thơng thống hơn, bình đẳng hơn giữa nhà đầu tư trong nước và NĐTNN. Luật chứng khoán được ban hành cũng nhằm tạo điều kiện cho TTCK Việt Nam có khả năng hội nhập sâu hơn với các thị trường vốn quốc tế và khu vực; thực hiện cam kết của Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những chính sách này đã làm cho môi trường đầu tư Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong con mắt của các NĐTNN.

2.4.3.2. Tồn tại:

Tuy nhiên, chính sách kiểm sốt vốn của Việt nam trong thời gian qua cịn một số tồn tại như sau:

Thứ nhất, là chính sách thuế. Thông tư số 100/2004/TT-BTC về các loại thuế trên TTCK gần đây đã giải quyết được gần như đầy đủ các khúc mắc về thuế cho nhà đầu tư trên TTCK, đặc biệt là thuế thu nhập trong hoạt động giao dịch chứng khoán. Đây là một bước tiến được NĐTNN đánh giá rất cao. Tuy nhiên, Thông tư 100 này lại chưa đề cập đến thuế chuyển thu nhập ra nước ngồi. thơng tư này lại chưa đề cập đến thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài. Một số đối tượng tham gia TTCK vẫn cho rằng chính sách thuế cần tiếp tục được chỉnh sửa theo hướng ưu đãi nhiều hơn cho các đối tượng tham gia TTCK. Đặc biệt là các công ty niêm yết. Chính sách thuế sẽ là một giải pháp tốt để thúc đẩy TTCK.

Thứ hai, là về quản lý ngoại hối. Các NĐTNN rất hoan nghênh về việc Quyết định 1550 đã bãi bỏ quy định NĐTNN phải nắm giữ khoản tiền vốn đầu tư trong 1 năm trước khi chuyển vốn về nước. Tuy nhiên, Quyết định 1550 gây nhiều suy tư cho NĐTNN, đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức khi đã bắt buộc họ phải mở tài khoản tiền VND tại các CTCK để mọi hoạt động thanh tốn giao dịch đều phải thơng qua tài khoản này. Theo các tổ chức ĐTNN đang đầu tư trên TTCK Việt Nam, CTCK khơng thể đóng vai trị là một ngân hàng thương mại. Có ý kiến của nhà đầu tư cho rằng nếu không thể xác nhận tình trạng số dư cuối ngày của nhà đầu tư, vì khơng trực tiếp theo dõi các khoản tiền thanh tốn chứng khốn cho họ được, thì các khách hàng của họ sẽ khơng cịn tiếp tục quan tâm đến kế hoạch đầu tư tại thị trường Việt Nam nữa. Ngồi ra, Quyết định 1550 cịn quy định, NĐTNN phải chuyển ngoại tệ của họ vào tài khoản ngoại tệ chun dùng của cơng ty chứng khốn trước khi chuyển đổi sang VND để giao dịch chứng khốn. Điều đó có nghĩa là, NĐTNN khơng được phép tự mình thương lượng giao dịch ngoại hối trực tiếp với ngân hàng thương mại, mà CTCK sẽ trực tiếp giao dịch ngoại hối với ngân hàng thương mại thay cho NĐTNN. Việc làm này chắc chắn khơng có lợi cho NĐTNN, nhất là nhà đầu tư tổ chức, vì họ có khả năng giao dịch được với tỷ giá hối đoái tốt hơn các CTCK.

Thứ ba, việc quảng bá hình ảnh về TTCK Việt Nam ra thế giới vẫn còn mờ nhạt. Mặc dù Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vẫn tiếp tục kế hoạch phối hợp hoạt động cùng với UBND Tp. HCM để đẩy mạnh sự phát triển của thị trường hơn nữa, nhưng dường như kế hoạch này chỉ dành để quảng bá hình ảnh TTCK Việt Nam cho các công ty cổ phần và nhà đầu tư trong nước, chưa tiếp thị một cách đúng mức với NĐTNN, đặc biệt là các tổ chức đầu tư lớn trên thế giới. TTCK Việt Nam cần được các NĐTNN biết đến nhiều hơn nữa. Việc quảng bá phát triển hình ảnh của thị trường nên được thực hiện đồng bộ từ cấp quản lý Nhà nước đến chính các cơng ty niêm yết.

Một phần của tài liệu Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi thời kỳ 2003 – 2006 (đơn vị: tỷ USD) (Trang 55 - 58)