2. Dòng vốn tài trợ chính thức 17.2 58.5 48.2 1
2.1.2. Sự hấp dẫn của các thị trường mới nổ
Báo cáo của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cho biết, gần đây, các NĐTNN đã rót một lượng vốn khổng lồ vào các thị trường mới nổi, đẩy giá cổ phiếu và giá trị tài sản của nhiều DN ở những thị trường này lên mức kỷ lục.
Theo BIS, năm 2006, các NĐTNN đã thâu tóm phần lớn trái phiếu và cổ phiếu ở một số thị trường mới nổi. Xu hướng này tiếp diễn sau 2006, thị trường cổ phiếu tại nhiều nền kinh tế đang lên ở châu Á, Đông Âu, Mỹ Latinh và Trung Đông tăng trưởng hai con số. Đứng đầu trong số này là Ai Cập, Colombia và Saudi Arabia (là những thị trường mà giá cổ phiếu tăng gần gấp đơi).
Số liệu thống kê của Viện Tài chính quốc tế trong bảng 2.1 ở trên cũng cho thấy, tổng lượng vốn đầu tư vào cổ phiếu tại các thị trường mới nổi đã lên tới 195 tỉ USD trong năm 2004. Khuynh hướng này tiếp tục tăng mạnh vào năm 2005 (khoảng 254.5 tỷ USD), năm 2005 (255 tỷ USD) và ước tính đạt 274, 5 tỷ USD vào
năm 2007. Theo BIS và Viện Tài chính quốc tế, điều này cho thấy, các NĐTNN đã và đang tiếp tục đổ một lượng tiền không nhỏ vào các thị trường mới nổi.
Báo cáo của BIS cho rằng, sở dĩ có sự gia tăng các dịng vốn đầu tư vào các thị trường mới nổi là do các nền kinh tế này tiếp tục được cải thiện và do nhiều nhà đầu tư không ngại mạo hiểm khi rót vốn vào thị trường này. TTCK Thái Lan là một ví dụ. Trong khi những bất ổn định về chính trị khiến nhiều nhà đầu tư Thái Lan do dự trong kinh doanh thì các NĐTNN lại tận dụng cơ hội này bỏ ra gần 700 triệu USD để mua lại cổ phiếu của DN Thái Lan. Một trong những lý do khiến NĐTNN mạo hiểm như vậy là vì TTCK Bangkok vẫn có sức hấp dẫn lớn. Tuy nhiên, BIS cho rằng, cũng như TTCK Bangkok, quá trình cải thiện các hệ thống tài chính trong những năm gần đây mặc dù nó giúp giảm thiểu rủi ro cho NĐTNN, nhưng đã ít nhiều khiến các thị trường tài chính một số quốc gia đang lên bị tăng trưởng chậm lại.
Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Tài chính Quốc tế, diễn biến dịng vốn đầu tư tư nhân vào các nền kinh tế mới nổi hiện nay chịu tác động của các nhân tố sau:
• Các nền kinh tế mới nổi giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm gần đây. Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng kỷ lục 7,1% trong năm 2004 (cao nhất trong vòng 20 năm) các nền kinh tế mới nổi đạt tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 6,4% năm 2005 và năm 2006 ước tính đạt 7,0% và dự báo năm 2007 đạt 6,4%.
• Dự trữ ngoại tệ tại các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Châu Á, tiếp tục tăng lên do cán cân tài khoản vãng lai đạt mức thặng dư cao hơn. Dự trữ ngoại hối ở mức cao sẽ giúp hạn chế những cú sốc bên ngồi đối với thị trường tài chính trong nước, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Tính đến cuối năm 2006, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt trên 1.000 tỷ USD. Quốc gia đứng thứ nhì về dự trữ ngoại tệ là Nhật Bản, cũng đã đạt con số dự trữ ngoại tệ xấp xỉ 1.000 tỷ USD. Thời điểm này, tổng dự trữ ngoại tệ ở các nước như: Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore và Đài Loan cũng gia tăng, ước tính tăng gần gấp 3 lần so với năm 2000.
Lãi suất cao và triển vọng lợi nhuận hấp dẫn của tài sản đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi tiếp tục thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư. Đặc biệt, việc định mức tín
nhiệm trái phiếu tài chính của các nền kinh tế mới nổi được tăng điểm chút ít trong năm 2005 và năm 2006 đã giúp cho nhiều nước thành công trong việc phát hành trái phiếu đồng nội tệ trên thị trường tài chính quốc tế.