Cơ chế thực hiện tự do hóa tài khoản vốn có kiểm soát:

Một phần của tài liệu Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi thời kỳ 2003 – 2006 (đơn vị: tỷ USD) (Trang 60 - 63)

2. Dòng vốn tài trợ chính thức 17.2 58.5 48.2 1

3.1.2. Cơ chế thực hiện tự do hóa tài khoản vốn có kiểm soát:

Tự do hố tài khoản

vốn

VÙNG A

Lợi ích: Có thể thu hút được

tối đa nguồn vốn FPI

Rủi ro: Khơng kiểm sốt và

đảm bảo an ninh tài chính

Thu hút FPI vẫn đảm bảo quản lý

hiệu quả FPI

VÙNG B

Lợi ích: Đảm bảo an ninh tài chính Hy sinh: Thu hút được ít hoặc

khơng thu hút nguồn vốn FPI

Kiểm sốt chặt chẽ nguồn vốn Hình 3.1. Mơ hình tự do hóa tài khoản vốn có kiểm sốt

Hình 3.1 cho thấy cho hai vùng rõ rệt tương ứng với hai quyết định độc lập của chính phủ về chính sách kiểm soát vốn ở các quốc gia đang phát triển. Ở đây tác giả lưu ý mơ hình này chỉ thích hợp áp dụng ở các quốc gia đang phát triển như Việt nam, nơi có những hạn chế đáng kể trên tài khoản vốn. Ở vùng A, nếu chính phủ lựa chọn chính sách tự do hố hồn tồn tài khoản vốn, thì quốc gia sẽ đạt được lợi ích là thu hút nguồn vốn FPI ớ mức tối đa. Tuy nhiên, việc tự do hố hồn tồn, không kiểm soát chuyển đổi tài khoản vốn sẽ nảy sinh rất nhiều rủi ro cho thị trường tài chính trong nước. Sự mất ổn định của thị trường tài chính và nguy cơ khủng hoảng nền kinh tế có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Ở vùng B, nếu quốc gia đang

phát triển như Việt nam, q thận trọng, kiểm sốt vốn q chặt chẽ thì có thể đảm bảo được an ninh tài chính quốc gia, sự ổn định cho nền kinh tế. Tuy nhiên, việc kiểm soát quá chặt chẽ nguồn vốn cũng giống như đóng cửa thị trường tài chính trong q trình hội nhập. NĐTNN sẽ e ngại khi quyết định đầu tư và kết quả là họ sẽ tìm đến các quốc gia khác có chính sách kiểm sốt vốn thơng thống hơn.

Mục tiêu chính của việc áp dụng mơ hình này là nhằm ổn định thị trường tài chính, vừa tạo đủ sự thơng thống, khuyến khích sự đầu tư của NĐTNN. Áp dụng các biện pháp kiểm sốt nhằm tránh dịng vốn ra q nhiều làm giảm giá đồng nội tệ, tăng chi phí của chính phủ trong việc vơ hiệu hóa dịng vốn. Đồng thời, tự do hoá tài khoản tạo cho các nhà đầu tư trong nước một cơ hội để đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ, tích lũy kinh nghiệm đầu tư trên trường thế giới.

Trong mơ hình này, NHNN tích lũy dự trữ cần thiết cho các mục tiêu phòng ngừa. NHNN sẽ xác định số lượng dòng vốn ra hợp lý. Khi cần thiết, nếu chính phủ khơng thể đầu tư vốn ra nước ngồi, chính phủ ssẽ thực hiện tính chuyển đổi trên tài khoản vốn nghĩa là cho phép các nhà đầu tư tư nhân đầu tư ra nước ngoài. NHNN sẽ cấp giấy phép cho một công ty quản lý quỹ bắt đầu hoạt động với tư cách là một quỹ đóng với tài sản ban đầu bằng với số vốn ra mà NHNN đã cho phép. Công ty sẽ huy động vốn từ các nhà đầu tư trong nước bằng cách bán cổ phần của quỹ định danh bằng nội tệ. NHNN sẽ bán ngoại tệ cho quỹ theo tỷ giá thị trường, để đổi lấy nội tệ mà quỹ đã huy động được từ các nhà đầu tư. Sau đó quỹ sẽ đầu tư ngoại tệ vào các tài sản tài chính nước ngoài chẳng hạn như cổ phiếu và trái phiếu. Định kỳ (khoảng hàng quý) các quỹ mới sẽ được cấp phép hoặc là quy mô của các quỹ hiện tại được mở rộng thêm, việc cấp phép thêm hoặc mở rộng quỹ hiện tại lại tùy thuộc vào các nhân tố của dòng vốn vào.

Khi chốt lại đời sống cố định của quỹ, NHNN sẽ bán nội tệ (thu ngoại tệ) cho quỹ để hoàn trả cho các nhà đầu tư, sau đó chuyển các tài sản ngoại tệ này thành dự trữ ngoại hối quốc gia vào cuối đời sống của quỹ. Giải pháp này rất quan trọng, góp phần làm tăng thêm dự trữ ngoại hối, đặc biệt trong bối cảnh dự trữ ngoại hối của VN hiện còn rất thấp.

Với cơ chế như thế các quốc gia sẽ nhận được nhiều lợi ích và cảm thấy an tồn hơn. Khơng giống như tự do hóa tài khoản vốn hồn tồn, ở đây NHNN kiểm sốt được tốc độ của dịng vốn ra bởi vì chính NHNN là người quyết định thời gian, số lượng và quy mô của các quỹ được cấp phép. Hơn thế nữa, do các quỹ đều là quỹ đóng nên các nhà đầu tư khơng có khả năng rút tiền mặt.

Ngược lại với phương pháp truyền thống về vô hiệu hóa dịng vốn vào, ở đây khơng có chi phí tài chính bởi vì dự trữ quốc gia của NHNN đã được bảo vệ. Các nhà đầu tư trong nước được lợi từ đầu tư và đa dạng hóa cơ hội đầu tư thông qua các quỹ đầu tư quốc tế, và các cơng cụ này có thể tạo ra một tác nhân mới để phát triển các TTCK trong nước. Các công ty quản lý quỹ nội địa sẽ hồn chỉnh kỹ năng đầu tư quốc tế của mình trước khi tài khoản vốn được tự do hóa hồn tồn.

Một phần của tài liệu Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi thời kỳ 2003 – 2006 (đơn vị: tỷ USD) (Trang 60 - 63)