GIẢI PHÁP KIỂM SỐT DỊNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP

Một phần của tài liệu Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi thời kỳ 2003 – 2006 (đơn vị: tỷ USD) (Trang 59)

2. Dòng vốn tài trợ chính thức 17.2 58.5 48.2 1

GIẢI PHÁP KIỂM SỐT DỊNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP

NƯỚC NGOÀI TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP

Những năm gần đây, trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt nam đã đạt được những bước phát triển đáng kể. Gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính Việt Nam cũng đang bước những bước đầu tiên trong việc hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới. Trong dịng chảy vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam hiện nay dần hình thành và phát triển một lượng lớn vốn đầu tư gián tiếp. Càng ngày, luồng vốn này càng chứng tỏ những lợi ích mà nó mang lại cho thị trường tài chính cũng như nền kinh tế của Việt Nam.

Đã có nhiều tranh luận về việc thu hút nguồn vốn này để phục vụ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Có quan điểm cho rằng lợi ích mà dịng vốn này mang lại lớn hơn rủi ro nên cần để cho những NĐTNN được sở hữu đến l00% vốn của các công ty trong nước, ngoại trừ các ngành nghề quá đặc biệt. Quan điểm khác, đến từ phía Chính phủ, cho rằng cần phải thận trọng trong việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài để phòng ngừa rủi ro nên nhà nước cần hạn chế tỷ lệ sở hữu của NĐTNN dưới 50%. Còn về phía các nhà đầu tư tài chính thì họ cho rằng cần phải tăng tỷ lệ sở hữu lên 100%, đồng thời khơng được kiểm sốt vốn mà để dịng vốn tự chảy vào và ra một cách dễ dàng. Qua đó mà tránh được thiệt hại cho các nhà đầu tư.

Tất cả những quan điểm trên nhằm mang lại lợi ích cho mỗi bên. Theo quan điểm của tác giả, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, cần khẳng định những lợi ích mà nguồn vốn này mang lại. Đặc biệt, để phát huy hết lợi ích của nó, để nguồn vốn FPI thực sự hiệu quả và có lợi cho nền kinh tế cho sự phát triển của đất nước, thì Việt nam cần có những biện pháp quản lý thích hợp và chặt chẽ. Quan điểm của tác giả là thận trọng trong chính sách kiểm sốt vốn, thích hợp để đủ sức hấp dẫn các NĐTNN đầu tư vào trong nước và chặt chẽ vừa đủ để đảm bảo được an ninh tài chính quốc gia. Trong chương này tác giả đề xuất một số giải pháp có thể đáp ứng yêu cầu nêu trên.

Một phần của tài liệu Dòng vốn nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi thời kỳ 2003 – 2006 (đơn vị: tỷ USD) (Trang 59)