- Kiểm sốt phịng chống rửa tiền, đầu cơ, tiến tới hoàn thiện
3.2.2. Tăng nguồn cung cho TTCK, giúp phân bổ nguồn vốn hiệu quả:
Theo khuyến nghị của IMF, nguồn cung chứng khoán ở Việt nam còn nhiều hạn chế. Cung chứng khốn khơng đủ đáp ứng cầu chứng khốn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến TTCK Việt nam thời gian qua đã nóng lên rất nhiều. Vì thế, một trong những giải pháp quan trọng để hạ nhiệt thị trường tài chính hiện nay là việc tăng thêm nguồn cung chứng khốn.
Có hai nội dung chính trong giải pháp tăng thêm nguồn cung chứng khoán: từ doanh nghiệp nhà nước và từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ nhất, đối với nguồn cung chứng khoán từ doanh nghiệp nhà nước. Trong hai năm vừa qua, tốc độ cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đã được đẩy mạnh hơn so với những năm trước rất nhiều lần. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những công ty có quy mơ trung bình và nhỏ, vốn Nhà nước trong những công ty này chỉ chiếm 8% trên tổng số vốn trong những doanh nghiệp Nhà nước phải cơ cấu lại. Vẫn còn nhiều các doanh nghiệp Nhà nước cần phải cổ phần hoá trong những năm tới. Đối tượng cổ phần hóa cần được mở rộng cả các tập đồn, các tổng cơng ty nhà nước, công ty TNHH nhà nước một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Đây là những doanh nghiệp Nhà nước có số vốn khổng lồ và thực sự là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong nước cũng như ngồi nước.
Trong tiến trình cổ phần hóa, cần phải tạo điều kiện cho tham gia một cách bình đẳng của các NĐTNN. Yêu cầu thể hiện ở hai điểm. Thứ nhất, mở rộng đối tượng nhà đầu tư chiến lược bao gồm cả NĐTNN và xóa bỏ cơ chế ưu đãi giảm giá bán cổ phần cho đối tượng này. Trước đây, nhà đầu tư chiến lược chỉ có thể là nhà đầu tư trong nước và họ được mua cổ phiếu ưu đãi, giảm giá 20% so với giá đấu giá bình quân. Thứ hai, nâng cao tỷ lệ cổ phần trong vốn điều lệ được bán đấu giá công khai lần đầu, trong đó dành một tỷ lệ bán đấu giá cho nhà đầu tư chiến lược, kể cả nhà đầu tư chiến lược nước ngồi. Từ đó tiến tới thực hiện bán cổ phần theo cách đấu giá, bán thỏa thuận... để đảm bảo giá chứng khoán gắn với thị trường, tránh thất thoát vốn nhà nước.
Thứ hai, đối với nguồn cung chứng khoán từ doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân. Đây là một khu vực tiềm tàng có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư gián tiếp
nước ngồi. Hiện nay, có tới 97% của hơn 230.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp tư nhân rất năng động và phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Trong số đó, có một số khơng ít doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình và đang trở thành những thương hiệu mạnh của Việt Nam.
Như vậy, bên cạnh việc chuyển đổi các cơng ty lớn của Nhà nước với lượng tài chính lớn; thì các cơng ty tư nhân đã bắt đầu lên sàn gọi vốn, các dự án đầu tư lớn của nước ta cũng bắt đầu lên sàn gọi vốn. Việt nam đang thực hiện chuyển nền kinh tế từ tín dụng là chính sang cổ phiếu, từ nền kinh tế nguồn vốn ngắn hạn sang nền kinh tế được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn. Các DN đã biết làm ăn bằng đồng vốn tự có của mình, đồng vốn của chứng khốn và đồng vốn tín dụng. Vì vậy, phải thức đẩy nhanh quá trình cổ phần hố, đẩy nhanh q trình tạo điều kiện cho các DN đăng ký phát hành, niêm yết trên sàn chứng khoán để tạo hàng cho các nhà đầu tư. Đây chính là cơ hội lớn cho TTCK phát triển và góp phần rất quan trọng trong q trình thúc đẩy sự phát triển thị trường vốn, góp phần phân bổ nguồn đầu tư gián tiếp (đặc biệt là đầu tư gián tiếp nước ngoài) hợp lý hơn và hiệu quả hơn.