Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận án tiến sĩ (Trang 29 - 35)

1.2. Thị trường chứng khoán

1.2.3 Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khốn là một định chế tài chính phát triển ở bậc cao trong nền kinh tế thị trường, hoạt động theo cơ chế riêng biệt được tiêu chuẩn hóa và mang tính quốc tế dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây:

1.2.3.1. Nguyên tắc cạnh tranh

Giá cả trên thị trường chứng khoán phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện mối tương quan cạnh tranh giữa các cơng ty, nó được hình thành theo phương thức đấu giá, cơng khai minh bạch khơng có sự áp đặt nào về giá. Trật tự ưu tiên trong khớp lệnh như sau:

- Giá: giá cao được mua trước, giá thấp được bán trước; - Thời gian: lệnh đặt trước được thực hiện trước;

- Số lượng: số lượng lớn thực hiện trước;

- Nhà đầu tư: cá nhân được ưu tiên trước tổ chức.

1.2.3.2. Nguyên tắc công bằng

Thực hiện nguyên tắc này nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp cho tất cả những người tham gia thị trường. Nguyên tắc công bằng thể hiện ở chỗ mọi nhà đầu tư đều được đối xử công bằng, không phân biệt thành phần kinh tế, vốn…Những người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy định chung, nguyên tắc họat động của thị trường, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và gánh chịu trách nhiệm nếu vi phạm các quy định của thị trường. Các chủ thể tham gia thị trường đều có cơ hội và điều kiện tiếp cận thông tin như nhau, cũng như bảo đảm về việc công bố thông tin theo qui định.

1.2.3.3. Nguyên tắc công khai

Tất cả các hoạt động của thị trường đều tiến hành công khai, minh bạch: công khai hoạt động của nhà phát hành, các loại chứng khoán được chào bán, chào mua, giá cả, số lượng chứng khoán được mua bán, nguyên tắc cơng khai cịn được thể hiện:

- Công khai hoạt động của cơng ty niêm yết; - Cơng khai tình hình giao dịch trên thị trường;

27

Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng, người đầu tư khơng thể kiểm tra trực tiếp được chứng khốn như các hàng hố thơng thường mà phải dựa trên cơ sở các thơng tin có liên quan, vì vậy thị trường chứng khoán phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các chủ thể phát hành chứng khốn có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thơng tin có liên quan đến tổ chức phát hành, đợt phát hành…nhằm giúp cho nhà đầu tư có những lựa chọn phù hợp trong hoạt động đầu tư và cơ quan quản lý thị trường có điều kiện giám sát, điều tiết các hoạt động của thị trường để giảm thiểu các hành vi tiêu cực.

1.2.3.5. Nguyên tắc trung gian

Nguyên tắc này thể hiện việc giao dịch chứng khoán được thực hiện qua các nhà mơi giới chứng khốn (cơng ty chứng khốn), nhằm bảo vệ quyền lợi của người đầu tư, bảo đảm các chứng khốn lưu thơng trên thị trường đều là chứng khốn hợp pháp, đáp ứng được các địi hỏi của cơ quan quản lý thị trường. Điều này giúp cho nhà đầu tư hạn chế rủi ro do thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu thơng tin chính xác về các loại chứng khoán mà họ đầu tư vào. Nguyên tắc này thể hiện việc giao dịch chứng khoán giữa nhà đầu tư với thị trường phải thông qua:

- Người mơi giới;

- Nhà bn chứng khốn…

1.2.3.5. Nguyên tắc tập trung

Thị trường chứng khoán hoạt động trên nguyên tắc tập trung, tức là các giao dịch chứng khoán phải diễn ra trên SGDCK và thị trường phi tập trung (OTC)4 dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán và của các tổ chức tự quản. Thực hiện nguyên tắc này nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và nhân lực cho thị trường, đồng thời thực thi được các nguyên tắc họat động của thị trường nhằm tăng tính minh bạch của thị trường. Đây là tính năng ưu việt của thị trường chứng khoán so với các loại thị trường khác.

28

1.2.4. Phân loại thị trường chứng khoán

Việc phân chia thị trường chứng khoán thành nhiều loại khác nhau theo nhiều tiêu chí khác nhau nhằm xác định chức năng, vai trị và vị trí của các chủ thể tham gia thị trường cũng như cơ chế hình thành giá của các loại chứng khốn.

1.2.4.1. Căn cứ vào sự luân chuyển vốn, thị trường chứng khoán chia thành Thị trường sơ cấp

Là nơi mua bán các chứng khoán mới phát hành lần đầu, các loại chứng khoán được tổ chức phát hành bán cho các nhà đầu tư nhằm mục đích huy động vốn, bao gồm việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng và các lần phát hành bổ sung của tổ chức phát hành. Phát hành lần đầu ra cơng chúng là đợt phân phối chứng khốn lần đầu tiên của tổ chức phát hành bán rộng rãi cho công chúng đầu tư. Các đợt phát hành chứng khốn bổ sung sau đó nhằm mục đích huy động vốn bổ sung nhằm thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh của tổ chức phát hành. Trên thị trường sơ cấp, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán của nhà phát hành, nhà phát hành sử dụng nguồn vốn huy động này để thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh.

Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán ở mỗi nước có quy định các điều kiện về phát hành chứng khốn ra cơng chúng có khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì việc phát hành chứng khốn ra cơng chúng của các nước phải đảm bảo một số điều kiện cơ bản sau:

- Tổ chức phát hành phải đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu, tỷ lệ vốn cổ phần do công chúng nắm giữ và số lượng công chúng tham gia;

- Tổ chức phát hành phải có hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi khơng thấp hơn mức quy định;

- Tổ chức phát hành phải có dự án khả thi về việc sử dụng nguồn vốn huy động được từ việc phát hành chứng khoán;

- HĐQT và Ban điều hành của tổ chức phát hành phải có đủ năng lực và trình độ quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức phát hành;

- Tỷ lệ chứng khoán sở hữu và thời gian nắm giữ của cổ đơng sáng lập…

Thường thì luật pháp các nước đều quy định tỷ lệ sở hữu chứng khoán, thời gian nắm giữ chứng khốn của các cổ đơng sáng lập nhằm mục đích đảm bảo tính minh bạch

29

Đặc điểm của thị trường sơ cấp

- Là nơi mà các chứng khoán đem lại vốn cho người phát hành;

- Người bán trên thị trường sơ cấp thường là kho bạc Nhà nước, ngân hàng Nhà nước, tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành;

- Giá cả chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành quy định.

Vai trò của thị trường sơ cấp

- Chứng khoán hoá nguồn vốn cần huy động - vốn được huy động thơng qua việc phát hành chứng khốn;

- Thực hiện quá trình chu chuyển vốn, trực tiếp đưa các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền sang dạng vốn dài hạn.

Thị trường thứ cấp

Là nơi mua bán các loại chứng khoán đã phát hành lần đầu ở thị trường sơ cấp. Trên thị trường thứ cấp, hoạt động mua bán chứng khốn khơng làm tăng thêm quy mô vốn cho tổ chức phát hành, không thu hút thêm được nguồn tài chính mới. Thị trường thứ cấp giữ vai trị làm tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán. Mối quan hệ giữa thị trường thứ cấp và thị trường sơ cấp là mối quan hệ phụ thuộc: sẽ khơng có thị trường thứ cấp nếu khơng có thị trường sơ cấp, và ngược lại thị trường thứ cấp phồn thịnh sẽ thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển.

Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trong thực tế thị trường chứng khốn khơng có sự phân biệt đâu là thị trường thứ cấp và đâu là thị trường sơ cấp, nghĩa là trong một thị trường chứng khốn vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi cung ứng hàng hóa cho thị trường thứ cấp, thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khốn đã phát hành.

30

Đặc điểm của thị trường thứ cấp

- Trên thị trường thứ cấp, vốn được luân chuyển giữa các nhà đầu tư cũng như giữa các nhà kinh doanh chứng khoán;

- Giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp do cung cầu quyết định theo nguyên tắc cạnh tranh;

- Thị trường thứ cấp hoạt động liên tục.

Vai trò của thị trường thứ cấp

- Thị trường thứ cấp là nơi tạo tính thanh khoản cho các lọai chứng khốn. Với hạ tầng kỹ thuật hiện đại giúp cho việc giao dịch chứng khoán diễn ra một cách dễ dàng, do vậy việc chuyển đổi thành tiền mặt của các chứng khoán được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi, đây là yếu tố tích cực thu hút nhà đầu tư đến với thị trường chứng khoán;

- Thị trường thứ cấp góp phần ổn định và phát triển thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp sơi động là tín hiệu cho thấy khả năng thanh khoản của các chứng khoán được gia tăng, điều này thúc đẩy thị trường sơ cấp gia tăng hàng hóa tức là tăng khả năng huy động vốn cho nền kinh tế;

- Thị trường thứ cấp xác định giá trị của các cơng ty niêm yết. Giá chứng khốn trên thị trường thứ cấp do quan hệ cung cầu xác lập, nó phản ánh các thông tin của thị trường, của các cơng ty niêm yết, chính sách của Nhà nước…tức là thơng qua giá cả chứng khốn của các cơng ty niêm yết giá trị của các công ty được xác định.

1.2.4.2. Căn cứ cách thức tổ chức, thị trường chứng khoán chia thành Thị trường chứng khoán tập trung (SGDCK)

Là nơi tổ chức cho các chủ thể tham gia giao dịch chứng khoán thực hiện các giao dịch chứng khóan dựa trên các nguyên tắc thống nhất. SGDCK tạo điều kiện cho việc giao dịch chứng khoán được tiến hành thuận lợi, dễ dàng, giảm thiểu chi phí và thời gian…đảm bảo cho việc mua bán chứng khốn diễn ra cơng bằng, đúng luật pháp. SGDCK là nơi gặp gỡ của các nhà mơi giới chứng khốn để thương lượng, đấu giá, mua bán chứng khoán, là nơi tổ chức cho hoạt động mua bán chứng khoán. SGDCK là

31

SGDCK là nơi tập trung các giao dịch chứng khốn một cách có tổ chức theo qui định của pháp luật, nó giữ vai trị quan trọng trong việc tổ chức thị trường vận hành suông sẻ, tạo thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán, điều này thể hiện ở chỗ:

- SGDCK cung cấp dịch vụ về niêm yết, kết nạp thành viên…giúp thị trường có thêm hàng hóa để nhà đầu tư có nhiều cơ hội trong việc đầu tư;

- Tổ chức việc giao dịch chứng khoán cho các nhà kinh doanh, nhà đầu tư, nhà môi giới… đáp ứng được yêu cầu của các chủ thể tham gia;

- Là nơi cung cấp thông tin về thị trường, cơng ty niêm yết, chính sách của Nhà nước…có liên quan về lĩnh vực chứng khốn theo quy định của pháp luật, điều này giúp cho nhà đầu tư kiểm sóat được họat động của các cơng ty niêm yết;

- Là nơi tổ chức đấu giá chứng khoán của các tổ chức phát hành…

SGDCK thường được tổ chức dưới các hình thức: là tổ chức do các thành viên sở hữu. Ở thời kỳ đầu của thị trường chứng khoán, SGDCK được tổ chức dưới hình thức các câu lạc bộ “mini”, về sau phát triển thành các tổ chức phi lợi nhuận do các thành viên sở hữu. Ở hình thức này thì một số thành viên HĐQT của SGDCK do Chính phủ đề cử. Thành viên của SGDCK là các công ty chứng khoán và để trở thành thành viên của SGDCK thì các cơng ty chứng khốn phải đáp ứng các điều kiện về vốn, nhân sự, hạ tầng kỹ thuật…và phải được SGDCK xem xét và chấp nhận tư cách thành viên.

Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC)

Thị trường chứng khoán ở hầu hết các nước trên thế giới, bên cạnh thị trường giao dịch tập trung là các SGDCK dành cho việc giao dịch chứng khốn của những cơng ty lớn đáp ứng các điều kiện khắc khe hơn, đã qua nhiều năm thử thách trên thị trường, cịn có thị trường phi tập trung dành cho việc giao dịch chứng khốn của những cơng ty vừa và nhỏ không đủ điều kiện niêm yết tại SGDCK.

Điểm khác nhau cơ bản giữa SGDCK và thị trường OTC là tại sở giao dịch chứng khoán việc giao dịch các chứng khoán niêm yết diễn ra trên sàn giao dịch theo hình thức đấu giá cơng khai, cịn trên thị trường OTC các giao dịch chứng khoán được đàm phán trực tiếp qua điện thoại hoặc qua hệ thống máy tính. Ở một số quốc gia việc quản

32

1.2.4.3. Căn cứ vào hàng hóa trên thị trường, thị trường chứng khoán chia thành Thị trường cổ phiếu

Là nơi giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu. Đây là thị trường sôi động nhất ở hầu hết các nước có thiết lập thị trường chứng khốn, vì cổ phiếu là loại hàng hóa phổ biến trên thị trường chứng khốn do đặc tính ưu việt của các cơng ty cổ phần cũng như khả năng sinh lời của cổ phiếu.

Thị trường trái phiếu

Là nơi giao dịch và mua bán các loại trái phiếu cũng như các công cụ nợ khác.

Thị trường chứng khoán phái sinh

Là thị trường phát hành và mua bán các loại chứng khoán phái sinh như: hợp đồng quyền chọn, chứng quyền, quyền mua cổ phiếu…thị trường này phát triển mạnh ở thị trường chứng khoán các nước phát triển, khi mà chủng loại chứng khoán trên thị trường đa dạng, hạ tầng kỹ thuật hiện đại cho phép giao dịch các cơng cụ tài chính có tính chất phức tạp. Chứng khốn phái sinh vừa góp làm tăng tính đa dạng trong hoạt động đầu tư chứng khốn, nó được xem là cơng cụ để phịng ngừa và hạn chế rủi ro trong lĩnh vực chứng khoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận án tiến sĩ (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)