Những hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận án tiến sĩ (Trang 126 - 135)

Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định như đã nêu trên thì thị trường chứng khốn cũng cịn nhiều hạn chế cần khắc phục nhằm đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vào quỹ đạo phát triển nhanh và bền vững, thật sự là kênh huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế. Trong giai đoạn đầu thiết lập và vận hành thị trường chứng khoán trong điều kiện các định chế tài chính chưa hồn thiện và đa dạng, cùng với hệ thống pháp luật có liên quan đến lĩnh vực chứng khoán chưa đầy đủ và bất cập thì thị trường tồn tại những khiếm khuyết là điều khơng thể tránh khỏi.

Qua 10 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam còn những mặt hạn chế cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Mặc dù Luật chứng khốn có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 nhưng

chưa thật sự là công cụ hữu hiệu để điều tiết thị trường vận hành suôn sẻ và bền vững. Điều này được ghi nhận: những hành vi tiêu cực trong hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán xảy ra thường xuyên và với mức độ ngày càng trầm trọng. Theo số liệu thống kê của SGDCK TP.HCM trong năm 2007 như sau:

124

- Có 135 trường hợp cơng ty chứng khốn vi phạm khi đặt lệnh: hủy lệnh trong cùng đợt khớp lệnh, đặt lệnh mua vượt quá tỷ lệ sở hữu chứng khốn của nhà đầu tư nước ngồi…;

- Giao dịch của các cổ đông lớn không báo cáo phiên giao dịch; - Giao dịch của những người có liên quan khơng cơng bố thông tin;

- Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khốn ở nhiều cơng ty chứng khốn khác nhau;

- Nhân viên các cơng ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại các cơng ty chứng khốn khác nơi làm việc;

- Phát hành chứng khoán và hủy bỏ đợt phát hành một cách tùy tiện…

Đây là những hành vi vi phạm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đầu tư, phát hành chứng khốn vì điều này sẽ tác động đến giá chứng khoán, gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Tuy nhiên việc xử phạt các hành vi vi phạm này chỉ mang tính nhắc nhở chứ chưa đủ mạnh để răn đe các chủ thể vi phạm, điều này sẽ gây mất niềm tin ở nhà đầu tư chân chính và làm phát sinh nhiều tiêu cực nghiêm trọng hơn.

Năm 2008 theo thống kê xử phạt vi phạm hành chánh trên thị trường chứng khoán Việt Nam của UBCKNN thì có 137 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực chứng khốn với nhiều hình thức. Tuy nhiên hình thức xử phạt là từ cảnh cáo đến phạt tiền với mức tối đa là 100 triệu đồng/hành vi, các hành vi vi phạm này chủ yếu là chào bán chứng khoán để tăng vốn điều lệ khơng đúng qui định. Việc phát hành chứng khốn để tăng vốn điều lệ của các công ty niêm yết sẽ có tác động rất lớn đến giá chứng khốn vì điều này làm thay đổi mức cung cầu chứng khốn trên thị trường và qua đó các cơng ty này có thể thu được vốn thặng dư từ việc phát hành chứng khốn. Chính từ việc các hình thức chế tài không đủ sức răn đe đối với các hành vi chào bán chứng khốn nhưng khơng cơng bố thông tin đã tạo mảnh đất màu mỡ cho các hành vi tiêu cực: trong giai đoạn thị trường tăng trưởng (2006-2007) hàng loạt các công ty cổ phần phát hành chứng khoán để thu vốn thặng dư mà không chú tâm đến việc sử dụng nguồn vốn huy động qua các đợt phát hành này. Qua đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế cũng chưa cao và thị trường sẽ có những tác động tiêu cực khi xảy ra tình trạng bội thực chứng khoán.

125

Luật chứng khoán hiện hành gồm 11 chương với 136 điều có qui mơ khá đồ sộ nhưng có nhiều điều khoản cần phải xem xét lại trong giai đoạn hiện nay, chẳng hạn:

• Khoản 5 điều 79 qui định về chứng chỉ hành nghề chứng khốn: “Chứng chỉ hành

nghề chứng khốn chỉ có giá trị khi người được cấp chứng chỉ làm việc tại một cơng ty chứng khốn hoặc cơng ty quản lý quỹ và được cơng ty đó thơng báo với UBCKNN ”. Như vậy khi cơng ty chứng khốn, nơi người có chứng chỉ hành nghề

chứng khốn làm việc mà khơng thơng báo với UBCKNN thì chứng chỉ đó khơng cịn giá trị hoặc khi người có chứng chỉ hành nghề trong thời gian chưa làm việc cho công ty chứng khốn nào thì chứng chỉ đó chưa (khơng) có giá trị. Theo chúng tôi qui định này không phù hợp với thực tiễn và làm giảm tính hiệu lực của Luật này.

• Khoản 4 điều 81: “ Người hành nghề chứng khốn phải tham gia các khóa huấn

luyện về pháp luật, hệ thống giao dịch, loại chứng khoán mới do UBCKNN, SGDCK, TTGDCK tổ chức”. Qui định này khơng phù hợp và mang tính hành chính,

mà chỉ cần qui định: người hành nghề chứng khoán phải có giấy phép hành nghề chứng khốn, cịn giấy phép này do cơ quan có thẩm quyền cấp khi họ vượt qua kỳ thi sát hạch (có điều kiện) chứ khơng nhất thiết phải tham gia các khốn huấn luyện của các cơ quan quản lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Chẳng hạn một người nào đó có bằng tiếng Anh TOEIC đạt mức 500 điểm, điều này thể hiện người đó có đủ khả năng nghe, nói tốt tiếng Anh cịn việc họ học ở đâu là tùy họ chứ không bắt buộc họ học ở trường A mới được cấp bằng cịn học ở trường B thì khơng được cấp bằng vì trường A hay B khơng thể hiện trình độ của họ mà nội dung, cách thức sát hạch (kiểm tra) mới quyết định trình độ về lĩnh vực đó.

Với những qui định này phải chăng UBCKNN muốn nắm giữ độc quyền về đào tạo và cấp giấy phép hành nghề chứng khốn, thì liệu rằng cơ quan này có đủ nhân lực và thời gian để thực hiện cơng tác đào tạo của mình hay khơng. Mặt khác qui định này gây ra hệ quả là chất lượng đào tạo về lĩnh vực chứng khoán sẽ kém đi vì khơng có tính cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khốn;

Thứ hai: Hàng hóa trên thị trường tuy có tăng về số lượng nhưng chưa đa dạng về

126

Thứ ba: Các công ty niêm yết trên thị trường phần lớn là doanh nghiệp Nhà nước

chuyển đổi mơ hình sang cơng ty cổ phần nên Nhà nước nắm giữ cổ phần với tỷ lệ cao trong các công ty này, cho nên tư duy về quản lý chưa có nhiều thay đổi vì vậy tính cạnh tranh chưa được cao. Hơn nữa thị trường chưa có sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn nên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phản ánh được bức tranh nền kinh tế của Việt Nam.

Mặt khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có niêm yết chứng khốn của các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được thành lập tại Việt Nam mà chưa doanh nghiệp nước ngoài nào niêm yết trên thị trường Việt Nam, cho nên tính cạnh tranh của các doanh nghiệp niêm yết chưa cao. Ngồi ra cơng tác quản trị công ty, chế độ kế tốn áp dụng của các cơng ty niêm yết có những điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế nên gây trở ngại đối các nhà đầu tư nước ngồi trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Đối với các nhà đầu tư trong nước thì độ tin cậy vào các báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết chưa cao vì các biện pháp chế tài đối với các sai phạm trong việc công bố thông tin chưa đủ sức mạnh để răn đe đối với các công ty vi phạm, cho nên các hành vi vi phạm xảy ra thường xuyên.

Thị trường chứng khoán là thị trường của niềm tin, nhưng một khi thơng tin chưa minh bạch, chính xác, kịp thời thì niềm tin của nhà đầu tư bị lung lay. Do vậy công chúng chưa tin tưởng vào hoạt động của thị trường chứng khoán khi mà các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán chưa được trừng phạt thích đáng, đó là mảnh đất tốt cho những người có cơ hội thực hiện hành vi vi phạm tiếp tục thực hiện. Điều này gây thiệt hại cho nhà đầu tư chân chính và làm mất niềm tin cho nhà đầu tư, làm giảm tính thu hút nhà đầu tư đến với thị trường tức làm làm giảm khả năng huy động vốn từ nền kinh tế;

Thứ tư: Nguồn nhân lực cho hoạt động của thị trường chứng khốn cịn hạn chế cả về

127

tạo chính qui và đúng chun mơn mà từ các lĩnh vực khác chuyển sang nên còn nhiều hạn chế. Hơn nữa các biện pháp chế tài trong lĩnh vực hành nghề chứng khốn chưa cao, chưa có sự quan tâm đúng mức của các cơ quan quản lý thị trường về đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực chứng khốn, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán rất phổ biến với những hành vi kết cấu với nhau giữa các nhà đầu tư với cơng ty chứng khốn làm lũng đoạn thị trường.

Bên cạnh đó chương trình đào tạo cũng như nội dung đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực chứng khốn cịn nhiều hạn chế. Hiện tại UBCKNN là cơ quan cấp giấy phép hành nghề chứng khoán và được phép đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực chứng khoán, ngồi ra UBCKNN cịn ủy quyền cho một số trường đại học, Viện đại học thực hiện công tác đào tạo theo nội dung của UBCKNN. Do vậy nội dung đào tạo gì, cấp bằng gì, chất lượng ra sao khơng có sự phản biện rộng rãi của xã hội và yêu cầu thực tế của thị trường nên không thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này. Ngoài ra việc thanh tra, giám sát hoạt động của các công ty chứng khốn cịn lỏng lẻo và chưa triệt để nên sai phạm của các công ty này diễn ra thường xuyên, điều này làm xói mịn niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường;

Thứ năm: Số lượng cơng ty chứng khốn hiện nay ở Việt Nam so với qui mô của thị

trường thì tương đối nhiều tuy nhiên cịn thiếu về nhiều mặt:

- Nhân lực: theo đánh giá, nhân lực trong các lĩnh vực họat động của các công ty chứng khốn phần lớn là khơng đúng chun mơn, trong đó 2/3 là nhân lực từ các lĩnh vực khác chuyển sang nên chuyên môn không cao;

- Với tốc độ tăng nhanh số lượng cơng ty chứng khốn trong thời gian qua nhưng hạ tầng kỹ thuật của các công ty chứng khoán chưa được đầu tư đúng mức cho nên các công ty này tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng họat động chưa cao, một số cơng ty chứng khốn hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường; - Tính chun nghiệp của thị trường chứng khốn Việt Nam chưa cao, điều này thể hiện:

* Thị trường chưa minh bạch: Các báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết chưa chính xác, đầy đủ và kịp thời;

* Kiến thức về chứng khóan và thị trường chứng khoán đối với nhà đầu tư Việt Nam còn hạn chế;

128

* Pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán chưa ổn định, biện pháp chế tài các vi phạm chưa đủ sức răn đe;

* Thị trường thiếu các định chế tài chính hoạt động đầu tư mang tính dẫn dắt thị trường, thiếu các tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm của các cơng ty niêm yết nhằm nâng cao tính minh bạch của thị trường;

* Hàng hóa trên thị trường chưa đa dạng về chủng loại và hạn chế về số lượng;

* Hoạt động của các cơng ty chứng khốn chưa minh bạch và còn nhiều sai phạm trong hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán…, đây là những nhân tố làm biến động thị trường theo chiều hướng xấu…

Thứ sáu: Trên thị trường chứng khoán Việt Nam số lượng nhà đầu tư còn hạn chế so

với nguồn lực dân số và tiềm năng về vốn của nền kinh tế, số lượng nhà đầu tư nước ngoài chưa nhiều và nhà đầu tư có tổ chức cịn rất ít. Hoạt động đầu tư mang tính dẫn dắt thị trường của các nhà đầu tư tổ chức còn hạn chế, đây là những nhà đầu tư với quy mô vốn lớn, có chiến lược đầu tư dài hạn giữ vai trò ổn định và phát triển thị trường như: quỹ đầu tư, công ty đầu tư, tổ chức hỗ trợ thị trường…chưa có sự quan tâm đến hoạt động của thị trường.

Kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với nhà đầu tư cá nhân trong nước nhìn chung cịn hạn chế nên hoạt động đầu tư theo tâm lý số đông rất lớn, đành rằng tính “bầy đàn” là đặc tính chung của thị trường chứng khoán nhưng ở mỗi thị trường ở từng thời điểm có mức độ khác nhau. Hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nhỏ lẻ khơng có chiến lược rõ ràng, đầu tư theo cảm tính và tin đồn, do vậy rủi ro đối với họ là rất cao. Trong khi đó một bộ phận nhỏ các nhà đầu tư có tổ chức thì tính chun nghiệp cũng như kiến thức tương đối vững vàn có thể có những tác động để điều tiết thị trường theo mục đích của mình, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Bên cạnh đó pháp luật trong lĩnh vực chứng khốn hạn chế nhiều mặt và khơng đủ sức răn đe các hành vi vi phạm nên các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư tổ chức hưởng lợi từ lợi thế này. Chẳng hạn như việc chào bán chứng khoán của các tổ chức phát hành hoặc các tổ chức có liên quan nhưng khơng cơng bố thông tin, điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức này nhưng gây thiệt hại cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Thế nhưng mức độ xử phạt các tổ chức này không đủ sức răn đe nên các vi phạm này vẫn tiếp diễn vì so sánh giữa cái được lớn hơn cái mất.

129

Sự chênh lệch về kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư chứng khốn giữa các nhóm nhà đầu tư cá nhân và tổ chức cũng là một trong những nguyên nhân gây biến động thị trường với những cơn nóng, lạnh bất thường. Thị trường chứng khốn được xem là “hàn thử biểu” của nền kinh tế nhưng đôi khi thực tế và triển vọng của nền kinh tế đầy sáng sủa thế mà thị trường vẫn suy giảm liên tục và ngược lại. Điều này cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phải là “hàn thử biểu” của nền kinh tế Việt Nam, vì với qui mô thị trường nhỏ bé cùng với sự yếu kém về nhiều mặt nên sự biến động của thị trường chưa phản ánh được điều gì của nền kinh tế.

Thời gian qua thị trường chứng khoán Việt Nam có biến động thất thường, ngồi sự tác động của thị trường chứng khốn thế giới thì cịn có các ngun nhân sau:

- Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 70% trong tổng số nhà đầu tư nhưng kiến thức của họ còn hạn chế cho nên tâm lý “bầy đàn” rất cao;

- Pháp luật trong lĩnh vực chứng khốn cịn nhiều hạn chế, thể hiện: có những quy định không phù hợp với thực tiễn, điều này không khuyến khích nâng chất lượng hoạt động và đầu tư chứng khoán. Luật chứng khoán và một số Luật khác khơng có bổ trợ cho nhau, chẳng hạn: Luật thuế thu nhập cá nhân khơng khuyến khích hoạt động đầu tư chứng khoán trong giai đoạn thị trường chứng khoán non trẻ như hiện nay; Luật chứng khốn khơng cho phép nhà đầu tư thực hiện việc hành vi mua bán chứng khoán trên cùng một tài khoản tại cùng một thời điểm, nhưng cho phép các công ty chứng khoán được thực hiện hành vi này, điều này tạo điều kiện cho các công ty chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận án tiến sĩ (Trang 126 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)