Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận án tiến sĩ (Trang 148 - 151)

3.2. Hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam

3.2.2. Nguồn nhân lực

Trong giai đoạn 2006-2007 thị trường chứng khoán tăng trưởng q nhanh ngồi dự đốn của cơ quan quản lý thị trường. Do vậy những điều kiện cho sự vận hành của thị

146

trường không đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn của thị trường, trong đó có vấn đề nguồn nhân lực trong lĩnh vực chứng khốn. Chính vì sự bổ sung vội vàng nhân lực cho lĩnh vực chứng khoán trong giai đoạn này và các năm sau đó đã dẫn đến tình trạng: nguồn nhân lực trong lĩnh vực chứng khoán hiện nay vừa thiếu về số lượng vừa kém về chất lượng. Thực trạng này có thể lý giải từ những ngun nhân chính sau đây:

- Thứ nhất: Số lượng cơng ty chứng khốn tăng quá nhanh trong thời gian qua với con

số từ 14 cơng ty duy trì trong khoảng thời gian 6 năm từ năm 2000 đến 2006, nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn từ 2006 đến nay con số này đạt mốc 100 công ty. Việc tăng nhanh số lượng cơng ty chứng khốn khiến cho thị trường thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.

Kinh nghiệm xây dựng thị trường chứng khoán ở các nước trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc…qui mô thị trường và số lượng nhà đầu tư lớn hơn rất nhiều lần so với Việt Nam nhưng hầu hết ở các nước này số lượng cơng ty chứng khốn chỉ ở mức con số khoảng 40 công ty. Như vậy việc thị trường chứng khốn Việt Nam với số lượng cơng ty chứng khốn như hiện nay, chúng ta vừa lãng phí vừa tự làm khó mình trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực và trong bước đường cùng này các công ty chứng khoán buộc phải chắp vá nhân sự nên nguồn nhân lực yếu kém về mặt chuyên môn là điều khó tránh khỏi;

- Thứ hai: Mặt khác vấn đề công tác đào tạo và sát hạch trong việc cấp giấy phép hành

nghề chứng khoán chưa đảm bảo nội dung đào tạo, chưa phù hợp với thực tiễn diễn biến của thị trường. Nội dung đào tạo trong lĩnh vực chứng khốn hiện nay cịn nặng về lý thuyết và nhẹ về thực hành, năng lực của đội ngũ giảng dạy chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Các chuyên gia đầu ngành với nền tảng kiến thức tương đối vững chắc và nhiều kinh nghiệm nhưng thiếu thời gian, nên việc đào tạo được giao các chuyên gia bậc trung và họ cố gắng làm sao giúp nhà đầu tư kiếm lời một cách nhanh chóng là được chứ không cung cấp cho họ một nền tảng kiến thức vững vàn để họ vận dụng vào thực tế linh hoạt hơn. Cịn đối các nhà mơi giới chỉ làm sao cho khách hàng của họ kiếm lời cho nên họ có thể vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp;

- Thứ ba: Ngoài ra chúng ta cũng chưa thật sự có được cơ sở đào tạo nguồn nhân lực

chuyên nghiệp cho lĩnh vực chứng khoán mà phần lớn nhân lực cho hoạt động trong lĩnh vực chứng khốn hiện nay từ các khối ngành khác có liên quan chuyển sang.

147

- Thứ tư: Nội dung đào tạo và tài liệu nghiên cứu về lĩnh vực chứng khoán khá lạc hậu

so với thực tiễn của thị trường. Do vậy cần phải cập nhật kiến thức mới về chứng khoán, nội dung đào tạo phù hợp với thực tiễn và nâng cao tính thực hành trong cơng tác đào tạo;

- Thứ năm: Cần đặc biệt chú trọng trong vấn đề đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán. Để thực thi việc này cần phải có sự phối hợp giữa việc thực hiện các biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khốn và UBCKNN cần có cơ chế quản lý nhân sự trong lĩnh vực chứng khoán phải chặt chẽ hơn.

Theo kinh nghiệm quản lý và điều hành thị trường chứng khoán các nước cho thấy: UBCKNN quản lý và giám sát chặt chẽ các nhà môi giới chứng khốn vì đối tượng có ảnh hưởng và tác động đến giá chứng khoán và các hoạt động khác của thị trường. Trong khi đó ở Việt Nam thì đối tượng các nhà mơi giới chứng khốn chưa được quản lý chặt chẽ cùng với các biện pháp chế tài đối với các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán chưa đủ sức răn đe nên các vi phạm này vẫn tiếp diễn làm mất niềm tin vào thị trường;

- Thứ sáu: Nguồn nhân lực hiện nay trong lĩnh vực chứng khoán chủ yếu là nguồn

nhân lực được đào tạo trong nước, chưa tiếp thu được những kiến thức, kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành hoạt động của thị trường chứng khoán trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động và đặc trưng riêng của loại thị trường này. Do vậy cần phải nâng cao năng lực điều hành và quản lý thị trường của các cơ quan quản lý và điều hành thị trường.

148

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận án tiến sĩ (Trang 148 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)