3.3. Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
3.3.3. Nâng cao chất lượng hoạt động công ty chứng khoán
Tính đến nay số lượng cơng ty chứng khốn đã được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam vào khoảng 100 công ty. Con số này là tương đối nhiều so với quy mơ thị trường chứng khốn Việt Nam cũng như so với một số quốc gia khác. Chẳng hạn các quốc gia láng giềng như Trung Quốc cũng chỉ có 107 cơng ty chứng khốn, Malaysia 37 công ty, Thái Lan 41 công ty, Singapore 27 cơng ty và Hàn Quốc có khoảng 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Các công ty chứng khoán ở Việt Nam thành lập từ 2006 trở về trước có qui mơ vốn quá bé so với yêu cầu hiện nay, cho nên để duy trì hoạt động của mình các cơng ty này hoặc là: giảm bớt lĩnh vực kinh doanh hoặc là bán hay sáp nhập. Các cơng ty chứng khốn mới thành lập trong giai đoạn 2007- 2008 thiếu năng lực cạnh tranh: vốn, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm, khách hàng, thị phần…do yêu cầu ngày càng cao của cơ quan quản lý thị trường đối với các cơng ty chứng khốn thành lập sau khi Luật chứng khốn có hiệu lực thi hành, trong khi đó thì thị phần bị san sẻ nhiều hơn. Các cơng ty chứng khốn
159
thành lập từ giai đoạn trước (2000 -2005) cũng đang gặp nhiều khó khăn về hạ tầng kỹ thuật và vốn. Do vậy để tồn tại và đứng vững trên thị trường cũng như tiết kiệm chi phí cho nền kinh tế thì cần phải sáp nhập một số công ty chứng khốn khơng đáp ứng các yêu cầu về vốn, công nghệ và nhân lực…Tuy nhiên việc sáp nhập 2 hoặc nhiều cơng ty chứng khốn đang hoạt động khơng phải là điều dễ dàng, bởi các lý do sau đây:
- Việc sáp nhập sẽ liên quan đến việc quản lý tài khoản của nhà đầu tư;
- Vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị thương hiệu của các cơng ty chứng khốn hiện nay khơng phải là điều dễ làm trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam;
- Hiện nay chưa có văn bản pháp quy nào hướng dẫn thi hành việc sáp nhập, giải thể các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực chứng khốn;
- Các cơng ty chứng khốn cùng yếu kém và cùng thua lỗ thì khi sáp nhập lại chưa chắc giải quyết được vấn đề gì;
- Các cơng ty lớn thì có xu hướng mở rộng thị trường bằng việc mở thêm chi nhánh hơn là mua lại các công ty nhỏ đang tồn đọng nhiều vấn đề…
Xuất phát từ những lý do trên thì việc chấn chỉnh hoạt động của các cơng ty chứng khốn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nên theo hướng giải thể các công ty yếu kém hơn là việc sáp nhập và nên duy trì số lượng cơng ty chứng khốn vào khoảng từ 20 – 30 cơng ty. Những công ty này phải đáp ứng năng lực về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, vốn, nhân lực.
Hiện nay có khoảng 90% số lượng cơng ty chứng khốn ở Việt Nam thành lập theo mơ hình cơng ty cổ phần còn lại tồn tại ở dạng TNHH (phổ biến là dạng công ty con của các NHTM). Cho nên để tăng tính minh bạch trong hoạt động của các cơng ty chứng khốn thì nên chuyển đổi các cơng ty ở loại hình TNHH sang dạng công ty cổ phần và tham gia niêm yết trên thị trường, có như thế mới minh bạch các hoạt động kinh doanh chứng khoán và tách bạch hoạt động kinh doanh chứng khoán với các hoạt động của ngân hàng. Nghĩa là chúng ta cho phép tồn tại 2 mơ hình kinh doanh chứng khốn: cơng ty chun doanh và ngân hàng đa năng một phần. Tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh chứng khoán được mở rộng cho các cơng ty chun doanh chứng khốn và hạn chế đối với các ngân hàng đa năng một phần để hướng thị trường phát triển lành
160
mạnh và ngăn ngừa các giao dịch bất hợp pháp của ngân hàng có liên quan đến chứng khoán làm xáo trộn thị trường.
Ngồi ra việc kết nạp các cơng ty chứng khốn là thành viên của SGDCK phải được sự chấp thuận của các thành viên cũ và áp dụng việc bãi nhiệm tư cách thành viên của các công ty chứng khoán vi phạm pháp luật chứng khoán và điều lệ của SGDCK, có như thế thì hoạt động của các cơng ty chứng khốn mới đi vào nề nếp nhằm hạn chế các hoạt động tiêu cực của các công ty chứng khốn. Bên cạnh đó cần có qui định về việc công nhận tư cách thành viên và khơng có tư cách thành viên của các cơng ty chứng khốn nhằm mục đích mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi hoạt động của các cơng ty chứng khốn, điều này sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các cơng ty chứng khốn và hạn chế các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán. Các cơng ty chứng khốn bị bãi nhiệm tư cách thành viên mà nếu tiếp tục vi phạm pháp luật chứng khốn thì sẽ xem xét đình chỉ hoạt động.
Khơng cho phép các cơng ty chứng khốn thực hiện các hoạt động đầu tư chứng khoán mà chỉ được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán, hai hoạt động này tồn tại trong một chủ thể sẽ làm méo mó thị trường. Chẳng hạn để đạt được mục tiêu tăng nguồn thu từ lĩnh vực môi giới chứng khốn, các cơng ty chứng khốn có thể tìm cách kích hoạt thị trường tạo ra những biến động giá chứng khốn hoặc các cơng ty chứng khốn kết cấu với nhau để thực hiện cùng mua bán một mã chứng khoán sẽ gây ra biến động giá của chứng khốn này. Ngồi ra UBCKNN tuyệt đối không thành lập thêm cơng ty chứng khốn mà trên cơ sở số công ty hiện tại sắp xếp theo hướng tăng qui mô và chất lượng dịch vụ, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nhà đầu tư và tính phức tạp của thị trường.
Đối việc quản lý các công ty chứng khốn khơng chỉ chú tâm vào hạ tầng kỹ thuật, vốn, lĩnh vực kinh doanh mà việc quản lý nguồn nhân lực của các công ty chứng khoán là rất quan trọng, bởi chứng khoán là lĩnh vực rất nhạy cảm với các thông tin của nền kinh tế. Theo kinh nghiệm xây dựng thị trường chứng khốn các nước thì cơ quan quản lý thị trường quản lý rất chặt chẽ các nhà môi giới, bởi thành phần này có ảnh hưởng đến giá chứng khốn nói riêng và thị trường chứng khốn nói chung. Do vậy đảm bảo nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khốn là tiêu chí quan trong mà các cơ quan quản lý thị trường cần coi trọng.
161
UBCKNN khi thực hiện việc cấp giấy phép hành nghề cho các nhà môi giới chứng khoán phải giám sát chặt chẽ đối tượng này.
Kinh nghiệm từ các nước cho thấy, khi thành lập cơng ty chứng khốn cơ quan quản lý thị trường đề ra các điều kiện rất khắc khe về vốn, hạ tầng kỹ thuật, tình hình kinh doanh, nhân sự và đặc biệt chú tâm đến vấn đề đạo đức kinh doanh. Pháp luật chứng khốn có các biện pháp chế tài rất nặng đối với hành vi gian lận trong giao dịch, phát hành chứng khốn. Thậm chí ở một số quốc gia, luật trong lĩnh vực chứng khoán qui định chặt chẽ và chi tiết để điều chỉnh kịp thời các lĩnh vực hoạt động của thị trường chứng khoán như: giao dịch, lưu ký, phát hành, niêm yết…ở mỗi lĩnh vực đều có luật điều chỉnh riêng.