Khung pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận án tiến sĩ (Trang 143 - 148)

3.2. Hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam

3.2.1. Khung pháp lý

Thị trường chứng khốn Việt Nam hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2000, trong suốt thời gian thị trường vận hành trong vòng 6 năm, văn bản pháp quy có hiệu lực cao nhất để điều tiết các quan hệ trong hoạt động của thị trường chứng khoán là các Nghị định. Luật Chứng khoán Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007, văn bản pháp quy có hiệu lực thi hành cao nhất này mặc dù đã được soạn thảo rất công phu và đã qua 11 lần Dự thảo trước khi ban hành. Tuy nhiên các văn bản hướng dẫn thi hành và việc giám sát Luật còn nhiều hạn chế, điều này khiến cho các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán xảy ra thường xuyên và mức độ ngày càng trầm trọng, gây rủi ro và làm mất niềm tin của nhà đầu tư. Như vậy để Luật chứng khốn Việt Nam thực sự là cơng cụ hữu hiệu nhằm điều tiết thị trường và phù hợp với thực tế khách quan trong tiến trình phát triển của thị trường, đặc biệt trong tiến trình hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới chúng ta cần phải sửa đổi, bổ sung văn bản pháp quy này.

Theo chúng tôi những hạn chế của Luật này thể hiện ở các nội dung chính sau đây: Luật chứng khốn có nhiều chương, nhiều điều, một số khái niệm chưa rõ ràng, dài

141

dòng, biện pháp chế tài chưa đủ sức răn đe, có những qui định không cần thiết… Do vậy trước mắt cần phải hoàn thiện Luật này để điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động của thị trường cho phù hợp với thực tế. Việc bổ sung, sửa chữa, điều chỉnh Luật này theo hướng:

- Điều chỉnh Luật này theo hướng ngắn gọn, loại bỏ những chủ thể khơng cịn tồn tại như TTGDCK, các thuật ngữ gây ra sự nhầm lẫn, các khái niệm cần cụ thể và tránh lặp lại, nhằm giúp cho người đọc dễ hiểu, dễ thực hiện để Luật này đi vào đời sống thực tiễn của đại bộ phận nhà đầu tư chứng khoán và các chủ thể có liên quan đến hoạt động của thị trường chứng khốn. Chẳng hạn như điều 5 (chính sách phát triển thị

trường chứng khoán) của Luật chứng khốn hiện hành theo chúng tơi là khơng cần

thiết vì chính sách phát triển thị trường chứng khốn là việc làm của Nhà nước và cơ quan quản lý thị trường chứ không thuộc thẩm quyền của các nhà đầu tư hay các chủ thể khác, hơn nữa chính sách về thị trường chứng khốn có thể thay đổi theo từng thời kỳ chứ không thể cố định và khi có sự thay đổi chính sách thì có các văn bản dưới Luật sẽ hướng dẫn thi hành.

- Mặt khác nên điều chỉnh Luật này theo hướng: các khái niệm cơ bản thuộc khối kiến thức phổ thông như cụm từ thị trường giao dịch chứng khốn, mơi giới chứng khoán hoặc khái niệm bản cáo bạch là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thơng tin

chính xác, trung thực, khách quan liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành. Khái niệm này vừa quá thừa vừa quá thiếu: thừa vì từ

ngữ quá dài dịng, thiếu vì từ ngữ thiếu chính xác…Hoặc như khoản 33 điều 7 có ghi:

người biết thơng tin nội bộ là…như thế này thì q dài dịng nhưng khơng cụ thể, mà

điều Luật nên qui định: Những người được phép tiếp cận thông tin nội bộ:…, như vậy những người nào khơng có trong qui định này mà biết thông tin nội bộ là vi phạm và chịu mức độ xử lý đối với vi phạm đó. Như vậy Luật vừa rõ ràng vừa có tính chế tài cao và dễ hiểu, dễ thực thi;

- Luật này nên biên soạn lại ngắn gọn hơn, cụ thể, dễ hiểu, dễ áp dụng, cịn những giải thích chi tiết được cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Luật chứng khốn hiện hành có những hạn chế nhất định trong các lĩnh vực như: phát hành, kinh doanh chứng khoán, các biện pháp chế tài các vi phạm, cơ chế giao dịch các chứng khoán phái sinh, niêm yết chứng khoán…Do vậy để phù hợp trong

142

điều kiện mới cần phải sửa đổi Luật chứng khoán và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012. Như vậy qua 5 năm thực thi là thời gian đủ để sàng lọc những mặt hạn chế không phù hợp của một văn bản pháp luật được xem là thời gian thử nghiệm. Việc sửa đổi Luật chứng khoán này cần tập trung vào các nội dung sau:

• Việc phát hành chứng khoán lần đầu (IPO) bắt buộc phải có đơn vị bảo lãnh. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, còn việc đơn vị phát hành có lựa chọn một tổ chức tài chính tư vấn hay không đây không phải điều quan trọng (tổ chức phát hành chọn bất kỳ đơn vị nào mà đơn vị đó có chức năng bảo lãnh phát hành) còn việc chọn ai bảo lãnh phát hành là vì lợi ích và nghĩa vụ của đơn vị phát hành chứ khơng phải chỉ chọn tổ chức tài chính tư vấn thì mới đảm bảo quyền lợi của số đơng nhà đầu tư;

• Cần tách bạch hoạt động đầu tư chứng khoán với kinh doanh chứng khoán. Theo đó các cơng ty chứng khốn có chức năng và phạm vi hoạt động là kinh doanh chứng khoán chứ khơng được phép đầu tư chứng khốn, việc đầu tư chứng khoán chỉ cho phép các chủ thể khác như cơng ty đầu tư tài chính, các quỹ đầu tư, NHTM…thực hiện. Hai hoạt động này được thực thi trong một chủ thể là cơng ty chứng khốn sẽ dẫn đến tình trạng vì mục tiêu lợi nhuận và đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán chưa được chú trọng sẽ đẩy rủi ro về phía nhà đầu tư hoặc làm thị trường biến động thất thường...Vì trong lĩnh vực kinh doanh chứng khốn thì nghiệp vụ mơi giới chứng khốn là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhưng ít rủi ro, do vậy về phía cơng ty chứng khoán họ mong muốn thị trường càng sơi động thì càng hấp dẫn, cho nên các cơng ty chứng khốn có thể kết cấu với nhau để kích hoạt thị trường theo mục tiêu của họ;

• Cần kiểm sốt hoạt động của các cơng ty chứng khoán một cách chặt chẽ theo hướng nâng cao năng lực hoạt động của các cơng ty chứng khốn hơn là việc gia tăng số lượng công ty. Việc nâng cao năng lực của các cơng ty chứng khốn ở đây chủ yếu tập trung vào hạ tầng kỹ thuật, nhân lực cho sự vận hành công ty, đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh chứng khốn. Vì với qui mơ của thị trường chứng khốn Việt Nam hiện nay cũng như trong thời gian tới thì số lượng cơng ty chứng khốn như hiện nay là q nhiều, điều này gây lãng phí cho tồn xã hội và có những cạnh tranh khơng lành mạnh. Do vậy khơng nên gia tăng số lượng cơng ty chứng

143

khốn mà nên sáp nhập hoặc giải thể các công ty không đáp ứng về hạ tầng kỹ thuật, vốn và nguồn nhân lực…

Theo kinh nghiệm xây dựng và phát triển thị trường chứng khốn của các nước, cơng ty chứng khoán được kết nạp là thành viên của SGDCK phải đáp ứng một số điều kiện nhất định về vốn, thành phần ban lãnh đạo, khả năng tuân thủ pháp luật, nhân lực…Do vậy cần phải có những điều kiện khắc khe trong việc kết nạp hoặc bãi nhiệm tư cách thành viên của các công ty chứng khốn, đồng thời phải có qui định về việc mở rộng hoặc thu hẹp lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các cơng ty chứng khốn có tư cách thành viên và khơng có tư cách thành viên của SGDCK. Có như thế mới tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơng ty chứng khốn có tư cách thành viên và khơng có tư cách thành viên, nhằm giúp cho các công ty chứng khốn ngày càng hồn thiện các hoạt động của mình để đáp ứng các yêu cầu của thị trường cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Mặt khác cần phải tăng cường công tác quản lý và giám sát nguồn nhân lực của các công ty chứng khốn một cách nghiêm ngặt vì lĩnh vực chứng khốn có liên quan đến các hoạt động khác của nền kinh tế với mức độ nhạy cảm cao. Cho nên vấn đề năng lực làm việc và đạo đức nghề nghiệp của nguồn nhân lực trong lĩnh vực chứng khốn phải được quan tâm đúng mức và có biện pháp chế tài nghiêm khắc;

• Cần chuẩn bị về hạ tầng kỹ thuật, cơ chế, khung pháp lý…cho việc thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh một khi thị trường có các cơng cụ tài chính này. Việc thiết lập và đưa vào giao dịch các chứng khoán phái sinh là việc làm tất yếu vấn đề còn lại là thời gian, do vậy Luật chứng khốn sửa đổi phải có cơ sở pháp lý cho hoạt động giao dịch các loại chứng khốn này;

• Cần thiết lập cơ chế niêm yết, giao dịch cho các chứng khoán trong nước niêm yết ở thị trường nước ngồi vì chúng sẽ khác nhau về thời gian giao dịch, đơn vị tiền tệ, giá cả…

- Tăng cường các biện pháp xử phạt nặng các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán để chấn chỉnh các hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán. Các biện pháp chế tài hiện nay chỉ mang tính hình thức, điều này vơ tình tạo thuận lợi các đối tượng vi phạm sẵn sàng chấp nhận hình phạt này để trục lợi. Chẳng hạn như việc chào bán

144

chứng khốn nhưng khơng báo cáo cho cơ quan quản lý thị trường thì phạt hành chính với mức phạt 100 triệu đồng/hành vi, trong khi đó phần lợi từ hành vi này lớn hơn rất nhiều lần so với mức phạt. Hoặc như việc giao dịch chứng khoán của các cổ đơng lớn và của những người có liên quan nhưng không thông báo phiên giao dịch và công bố thông tin nhưng chỉ phạt hành chánh, trong khi đó các hành vi này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá chứng khoán gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Hoặc như hành vi nhân viên môi giới của các cơng ty chứng khốn thực hiện việc mua chứng khoán cho nhà đầu tư nước vượt quá tỷ lệ cho phép…Đây là những hành vi mà tác động rất lớn đến giá chứng khoán, gây rủi ro cho nhà đầu tư chân chính nhưng việc xử phạt chưa tương thích;

- Cần thay đổi qui định về đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề chứng khốn. Về việc này thì nên thực hiện theo hướng: UBCKNN là đơn vị tổ chức thi sát hạch và cấp giấy phép hành nghề chứng khoán theo những tiêu chí và nội dung phù hợp với hoạt động thực tiễn của thị trường chứng khốn Việt Nam, cịn việc tổ chức dạy và học về chứng khoán nên mở rộng cho các trường đại học, viện nghiên cứu thực hiện chứ không nên chỉ hạn chế cho một số trường đại học như hiện nay. Làm như thế mới giảm tải công việc cho UBCKNN để tập trung nghiên cứu chính sách nhằm phát triển thị trường, đồng thời tạo sự cạnh tranh giữa các đơn vị đào tạo trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Hơn thế nữa có như thế mới nhận được sự phản biện của xã hội về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực chứng khốn khi có nhiều chủ thể tham gia vào công tác đào tạo trong lĩnh vực chứng khốn. Nếu cơng tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực chứng khoán mà hiện nay hầu như chỉ có UBCKNN thực hiện từ đầu đến cuối: từ việc đào tạo, tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề thì việc này chỉ mang tính thủ tục nên chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực chứng khốn yếu kém là điều khơng tránh khỏi. Việc đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán nên thực hiện theo hướng: UBCKNN là cơ quan tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề chứng khốn theo những điều kiện và tiêu chí cơng khai, cịn việc tổ chức đào tạo là công việc của các trường đại học, viện nghiện cứu…;

- Luật chứng khốn hiện hành và các Luật khác chưa có sự thống nhất ở nhiều chỗ: chẳng hạn Luật chứng khoán khuyến khích hoạt động đầu tư chứng khốn như lập quỹ đầu tư, cơng ty đầu tư chứng khốn, nhà đầu tư cá nhân…trong khi đó Luật thuế

145

TNCN đánh thuế vào hoạt động đầu tư chứng khoán, điều này sẽ khơng khuyến khích hoạt động đầu tư chứng khốn. Theo chúng tơi khơng nên áp dụng thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư chứng khốn trong vịng 5 năm tới, bắt đầu thực hiện từ năm 2010. Vì mục tiêu của chúng ta là phát triển thị trường trong thời gian tới, trong đó có tăng sức cầu của thị trường nhằm tăng khả năng huy động vốn từ nền kinh tế. Nếu áp dụng thuế TNCN đối với hoạt đồng đầu tư chứng khốn thì có lợi cho NSNN nhưng không đạt được mục tiêu phát triển thị trường;

- Hoàn thiện khung pháp lý cho sự vận hành của thị trường chứng khốn địi hỏi phải có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời các văn bản pháp luật khác có liên quan như: Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh…để tránh sự chồng chéo. Hơn thế nữa là việc giám sát việc thi hành Luật chứng khốn có hiệu quả là điều quan trọng;

- Hiện nay vấn đề cơng bố thơng tin có liên quan đến hoạt động của thị trường chứng khốn cịn chậm chạp, không rõ ràng, không đầy đủ diễn ra thường xuyên. Các công ty niêm yết chậm công bố hoặc không cơng bố thơng tin có liên quan đến hoạt động kinh doanh cũng như đợt phát hành chứng khoán, điều này gây rủi ro cho nhà đầu tư do khơng có được thơng tin đầy đủ và kịp thời. Ngồi ra việc công bố thông tin của các công ty niêm yết thường thì thơng tin q cũ hoặc khơng cơng bố. Luật chứng khốn cần chấn chỉnh ngay tình trạng này và thực thi các biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với các vi phạm này để thị trường vận hành lành mạnh;

- Thị trường chứng khoán là thị trường của niềm tin, do vậy thông tin rất nhạy cảm với giá chứng khoán. Tuy nhiên hiện nay khi thông tin không trung thực về công ty niêm yết, về các chủ thể có liên quan…điều này tác động đến giá chứng khốn, làm méo mó thị trường nhưng cũng khơng có ai hay cơ quan nào đứng ra xác nhận hay đính chính thơng tin. Do vậy Luật chứng khoán phải qui định rõ ràng hơn ai có quyền cơng bố thơng tin và khi thơng tin khơng phải của người có thẩm quyền cơng bố thì đó chỉ là tin đồn và khi đó người có thẩm quyền phải có trách nhiệm đính chính hoặc xác nhận thông tin để thông tin đến nhà đầu tư phải trung thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận án tiến sĩ (Trang 143 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)