2.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.2. Cơ sở thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khốn là thị trường tài chính bậc cao, được thiết lập và vận hành trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển đến một trình độ nhất định. Việc thành lập và phát triển thị trường chứng khoán là qui luật tất yếu của các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường cho nên việc thành lập thị trường chứng khốn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
2.1.2.1. Thực trạng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua
Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng vượt bậc: Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, GDP năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990, kinh tế sau thời kỳ lạm phát cao đã bước sang thời kỳ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm trong thời kỳ 1991-1995 là 8,2%; thời kỳ 1996-2000 tăng 6,94%. Lạm phát từ con số 774,7%/năm vào những năm 1986 đã giảm còn 12,7%/năm trong những năm 1995 và bình quân thời kỳ 1996-1999 là 4,35%/năm. Đầu tư toàn xã hội bằng nguồn vốn trong và ngoài nước so với GDP năm 1990 là 15,8%, năm 1995 là 27,4%. Tổng tích lũy hàng năm tăng bình quân 10%, tỷ lệ tiết kiệm trong nước so với GDP từ 17% năm 1992 lên 25% năm 1999, các ngành kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế đều có phát triển khả quan: - Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn 12,2%/năm;
- Giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình qn 5%/năm;
- Kết cấu hạ tầng: bưu chính, viễn thơng, đường sá, cầu, cảng, sân bay, điện…phát triển đáng kể;
- Hệ thống tài chính, tiền tệ được đổi mới và phù hợp với cơ chế thị trường;
- Hệ thống ngân hàng đổi mới và phát triển nhanh, các tổ chức tín dụng phát triển nhanh và hiệu quả hoạt động được nâng lên. Thị trường ngoại hối phát triển với
55
nhiều sản phẩm đa dạng, chính sách tỷ giá dựa trên qui luật cung cầu của thị trường có sự điều tiết linh hoạt của Nhà nước;
- Hệ thống pháp luật đã có nhiều cải cách phù hợp với cơ chế thị trường, tình hình thu chi ngân sách đã đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ và đầu tư phát triển… Những thành tích đáng khích lệ trên là kết quả của q trình đổi mới với quyết tâm cải cách nền kinh tế của Chính phủ. Tuy nhiên khi nền kinh tế của ta lớn mạnh về quy mơ thì tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại, cụ thể:
Tăng trưởng GDP của Việt Nam trước khi có thị trường chứng khoán
Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP (1995-2000) Nguồn: Tổng cục Thống kê [30]
Tốc độ tăng GDP bình quân của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2000 là 7,39%/năm và có chiều hướng giảm. Một trong những lý do quan trọng khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của ta chậm lại là do nguồn vốn không đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinh tế. Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế đất nước ngày càng gia tăng trong khi đó khả năng huy động vốn trong nước rất hạn chế, một lượng vốn rất lớn nằm rải rác trong dân chúng nhưng chưa khai thác hết, nguồn vốn nước ngoài rất phong phú và đa dạng nhưng chưa có một cơ chế hay chính sách hợp lý để huy động. Xuất phát từ thực tế này thì một yêu cầu cấp bách là chúng ta phải xây dựng một thị trường tài chính đầy đủ các chủ thể, hiện đại nhằm huy động được nhiều nguồn vốn, trong đó một trong những kênh huy động vốn nhanh, hiệu quả đó là thị trường chứng khoán.
56
Khi Việt Nam thành lập thị trường chứng khốn, kênh huy động vốn này góp phần trong việc huy động các nguồn vốn nhỏ lẻ trong nền kinh tế phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế đất nước, đồng thời đây cũng là điều kiện và động lực để thúc đẩy nhanh cải cách kinh tế mà đặc biệt là tiến trình CPH các doanh nghiệp Nhà nước.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam sau khi có thị trường chứng khốn
Đồ thị 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP (2000-2008) Nguồn: Tổng cục Thống kê [30]
Tốc độ tăng GDP bình quân của nước ta trong những năm sau khi có thị trường chứng khoán đạt mức 7,48%/năm. So với tốc độ tăng GDP trong giai đoạn chưa có thị trường chứng khốn (7,39%/năm) thì chưa có khác biệt lắm nhưng có chiều hướng tăng. Điều này cho thấy sự ra đời của thị trường chứng khốn có những tác động tích cực đến đà tăng trưởng kinh tế đất nước, đặc biệt có sự chuyển biến tích cực trong cơng tác CPH các doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của thành phần kinh tế quốc doanh và huy động nguồn vốn trong các tầng lớp dân cư đáp ứng nhu cầu vốn trong nền kinh tế. Như vậy một lần nữa khẳng định thị trường chứng khoán là định chế tài chính khơng thể thiếu của nền kinh tế thị trường, Việt Nam phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường do vậy việc xây dựng thị trường chứng khoán là yêu cầu thực tế khách quan.
57
Lạm phát của Việt Nam trước khi có thị trường chứng khốn
Trong thời kỳ Việt Nam chưa có thị trường chứng khốn, nền kinh tế ở trong tình trạng lạm phát cao do chính sách tiền tệ và các nhân tố khác chưa phù hợp. Khi đó việc kiểm sốt và điều tiết lạm phát chủ yếu thông qua các cơng cụ của thị trường tiền tệ. Bên cạnh đó sự yếu kém trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, trong đó NHTM quốc doanh chi phối hầu hết các hoạt động tài chính tiền tệ của nền kinh tế nhưng do ảnh hưởng nặng nề cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng một cấp.
Đồ thị 2.3: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam (1995-2000) Nguồn: Tổng cục Thống kê [30]
Tỷ lệ lạm phát bình quân ở nước ta trong giai đoạn 1995 – 2000 là 6%/năm và có chiều hướng giảm, đặc biệt năm 2000 chúng ta có lạm phát âm 1,58%. Đây là hệ quả của các biện pháp kìm hãm lạm phát cao trong thời gian dài của những năm trước đó. Điều này cho thấy, trong thời gian này chúng ta kiểm soát lạm phát bằng các cơng cụ tài chính thơ sơ chưa có sự hỗ trợ của các cơng cụ tài chính hiện đại của thị trường tài chính.
Lạm phát của Việt Nam sau khi có thị trường chứng khốn
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt phát triển của hệ thống tài chính quốc gia. Thị trường chứng khốn ngồi chức năng huy động vốn cho nền kinh tế, cịn là cơng cụ để điều tiết nền kinh tế và thị trường chứng khốn Việt Nam đã góp phần điều tiết lạm phát của nền kinh tế.
58
Đồ thị 2.4: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam (2000-2008) Nguồn: Tổng cục Thống kê [30]
Tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn này (2000-2008) đạt mức bình quân 3.52%/năm. Xét trên bình diện chung thì tỷ lệ lạm phát này là phù hợp, nhưng giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động lớn: đầu giai đoạn là thời kỳ giảm phát, cuối giai đoạn là thời kỳ lạm phát cao. Ngoài những yếu tố khách quan do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, việc điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ cịn nhiều hạn chế mà trong đó việc gia tăng mức cung tiền và vịng quay tín dụng nhanh là những nguyên nhân chính gây ra lạm phát cao trong thời gian qua.
Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã tương đối thành cơng trong việc điều tiết và kiểm sốt tình hình lạm phát nhưng hệ quả tất yếu là suy giảm tăng trưởng kinh tế, điều này tác động xấu đến các hoạt động của lĩnh vực tài chính – tiền tệ. Toàn cảnh bức tranh về lạm phát, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trước và sau khi có thị trường chứng khốn Việt Nam thể hiện:
59
Bảng 2.1: Tỷ lệ lạm phát và GDP
Năm Tỷ lệ lạm phát (%) Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%)
1995 16.93 9.54 1996 5.59 9.34 1997 3.10 8.15 1998 7.89 5.77 1999 4.12 4.77 2000 -1.58 6.79 2001 -0.40 6.90 2002 3.99 7.08 2003 3.20 7.34 2004 7.72 7.79 2005 8.25 8.43 2006 7.50 8.19 2007 8.30 8.50 2008 25.20 6.30 2009 7,5 5.5 2010 (dự kiến) 10 6.5 Nguồn: Tổng cục Thống kê [30] Đồ thị 2.5: Tỷ lệ lạm phát và GDP Nguồn: Tổng cục Thống kê [30]
60
2.1.2.2. Tiền đề ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính nhưng đây là bộ phận giữ vai trò quan trọng của thị trường này. Sự vận hành của thị trường chứng khốn có quan hệ chặt chẽ với các định chế tài chính khác, do vậy để xây dựng một thị trường tài chính lành mạnh trong đó thị trường chứng khốn giữ vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đòi hỏi các yếu tố cần thiết như: kinh tế, pháp luật, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực…phải được đảm bảo. Việc thiết lập thị trường chứng khoán Việt Nam là bước đi cần thiết, hợp qui luật phát triển của nền kinh tế thị trường, các yếu tố cần thiết cho sự hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam đã hội đủ. Việt Nam thiết lập thị trường chứng khoán trên cơ sở các tiền đề sau:
Tiền đề kinh tế
Đây được xem là yếu tố quan trọng bảo đảm cho sự hình thành thị trường chứng khoán. Tiền đề kinh tế cho việc xây dựng thị trường chứng khoán được quyết định bởi chính sách phát triển kinh tế và các định chế tài chính quốc gia. Điều này đã được khẳng định trong Hiến pháp của Việt Nam năm 1992 về đường lối, chính sách phát triển kinh tế đất nước như sau:“ Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức đa dạng, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân”.
Định hướng phát triển kinh tế trên có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng thị trường chứng khốn sau này, bởi vì thị trường chứng khốn là thị trường tài chính bậc cao trong nền kinh tế thị trường nên không thể xây dựng thị trường chứng khốn nếu nền kinh tế khơng vận hành theo cơ chế thị trường. Trên cơ sở đường lối, chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, các định chế tài chính sẽ hình thành và đây là tiền đề cho sự hình thành thị trường chứng khốn. Hơn nữa trong q trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước mà đặc biệt là công tác CPH các doanh nghiệp Nhà nước bắt đầu từ 1992, các doanh nghiệp Nhà nước dần chuyển sang mơ hình cơng ty cổ phần; cùng với sự ra đời của các công ty cổ phần mới thành lập, đây là chủ thể chính cung cấp hàng hóa cho thị trường chứng khốn sau này. Tiến trình CPH các doanh nghiệp Nhà nước tiếp diễn khi đó số lượng CTCP ngày càng gia tăng, từ thực tế khách quan này địi hỏi cần có “ có chợ ” để mua bán, trao đổi các loại hàng hóa do các CTCP
61
Như vậy chủ trương CPH các doanh nghiệp Nhà nước là một chính sách kinh tế quan trọng trong cơng cuộc đổi mới kinh tế đất nước, vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời khai thác các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế vào cơng cuộc đầu tư phát triển kinh tế, vừa phù hợp với lợi ích lâu dài – sử dụng cơng ty cổ phần như một đòn bẩy để phát triển kinh tế và hơn thế nữa nó là nền tảng cho sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tiền đề chính trị
Việt Nam là quốc gia có tình hình chính trị khá ổn định trong thời gian qua. Mặc dù hệ thống chính trị các nước XHCN Đơng Âu rơi vào khủng hoảng ở những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 nhưng Việt Nam vẫn kiên định con đường xây dựng thể chế chính trị của mình và từng bước hội nhập với khu vực và thế giới trên nhiều lĩnh vực. Đây là tiền đề quan trọng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho mục tiêu phát triển lâu dài những ngành nghề, cơng trình trọng điểm của đất nước. Như vậy với sự mở cửa hội nhập kinh tế với thế giới cùng với sự ổn định chính trị so với các nước trong khu vực là những yếu tố quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi và đó cũng là yếu tố tâm lý quan trọng để các nhà đầu tư trong nước yên tâm đầu tư phát triển kinh tế đất nước.
Tiền đề pháp lý
Thị trường chứng khoán hoạt động theo những nguyên tắc mang tính đặc thù riêng biệt. Do vậy để thị trường vận hành suôn sẻ, hạn chế tiêu cực địi hỏi phải có hành lang pháp lý ổn định để duy trì sự tồn tại và phát triển bền vững thị trường. Hệ thống pháp luật áp dụng cho hoạt động của thị trường chứng khốn có liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trong khi đó chúng ta đã có:
- Luật doanh nghiệp: là bộ luật quan trọng điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp. Luật này
62
có những điều khoản đảm bảo quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;
- Ngoài ra cịn có các luật khác như: Luật đầu tư, Luật phá sản, Luật thuế … tạo nên một khung pháp lý tương đối đầy đủ, tạo những tiền đề cho phát triển các loại hình doanh nghiệp trong đó có cơng ty cổ phần.
- Hơn nữa để thiết lập thị trường chứng khốn thì vấn đề quan trọng là phải có hàng hố cho thị trường, trong đó chủ thể giữ vai trị chủ đạo trong việc tạo ra hàng hóa là các cơng ty cổ phần. Do vậy việc đẩy nhanh CPH các doanh nghiệp Nhà nước là vấn đề mang tính cấp thiết, Chính phủ đã có nhiều quyết định và chỉ thị cho vấn đề này phù hợp trong từng giai đoạn:
• Giai đoạn 1991 – 1994: Nghị định 388/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ), hướng dẫn phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước và tiến hành CPH các doanh nghiệp này;
• Giai đoạn 1994 – 1998: Các Quyết định 90/TTg, 91/TTg; Nghị định 28/CP, Chỉ thị 500/CT… qui định trong việc thành lập, sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước; • Giai đoạn 1998 – 2000: Chỉ thị 20/1998/CT-TTg về việc đẩy mạnh đổi mới và sắp
xếp các doanh nghiệp Nhà nước; Nghị định 44/1998/NĐ-CP đã thúc đẩy nhanh tiến trình CPH các doanh nghiệp Nhà nước; Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc xây dựng thị trường chứng khoán.
Tiền đề kỹ thuật, nhân lực
Để chuẩn bị cho việc thành lập thị trường chứng khốn, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành các bước đi cần thiết cho sự vận hành của thị trường. Việc thành lập UBCKNN để chuẩn bị về cơ sở vật chất, nhân sự, khung pháp lý,… tiến tới cho việc thành lập các TTGDCK và các cơ quan hữu quan cho sự vận hành của thị trường. Ngoài ra UBCKNN đã cử các cán bộ tham dự các khóa học nghiệp vụ về chứng khốn và thị trường chứng khoán tại các thị trường chứng khoán tiên tiến trên thế giới. Từ nguồn nhân lực được đào tạo ở nước ngoài, chúng ta đã tiếp tục đào tạo ra nguồn nhân lực trong nước để có thể đảm nhiệm các vị trí trong bộ máy điều hành, kinh doanh chứng