Kinh nghiệm từ thị trường chứng khoán các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận án tiến sĩ (Trang 51 - 53)

1.4. Kinh nghiệm xây dựng thị trường chứng khoán các nước

1.4.2. Kinh nghiệm từ thị trường chứng khoán các nước

Trên cơ sở nghiên cứu về quá trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán các nước, tuy xuất phát điểm của từng nước khác nhau nhưng chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm trong việc thiết lập và phát triển thị trường chứng khoán để vận dụng vào quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam như sau:

Thứ nhất: Thiết lập, giám sát các cơ quan tham gia và quản lý thị trường.

Hầu hết các nước khi xây dựng thị trường chứng khoán họ đều thiết lập các cơ quan quản lý thị trường và các tổ chức tham gia vào sự vận hành thị trường một cách có tổ chức và chặt chẽ; chẳng hạn như SGDCK, UBCK, cơng ty chứng khốn.

- Cơng ty chứng khoán thành lập theo chế độ cấp phép của Bộ Tài chính với các điều kiện rất khắc khe về vốn, hạ tầng kỹ thuật, tình hình kinh doanh, nhân sự và đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực chứng khốn;

- Cơng ty chứng khoán muốn trở thành thành viên của SGDCK phải đáp ứng các yêu về vốn, tình hình kinh doanh…và được sự đồng ý của ít nhất 2/3 số thành viên của SGDCK;

- Phần lớn các công ty chứng khốn thành lập theo mơ hình cơng ty chun doanh. Điều này làm tăng tính chun mơn hóa trong hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán cũng như hạn chế các hoạt động tiêu cực làm xáo trộn thị trường;

- Hoạt động của thị trường dựa vào SGDCK và các tổ chức tự quản. SGDCK phần lớn tổ chức theo mơ hình CTCP với sự tham gia của Nhà nước, cơng ty chứng khốn, NHTM, các tổ chức và cá nhân khác.

Thứ hai: Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán

Hệ thống pháp luật nói chung và luật chứng khốn có tác động hỗ trợ lẫn nhau, không chồng cho lên nhau. Chẳng hạn như Luật phát triển thị trường vốn, Luật đầu tư nước ngồi…khuyến khích nước ngồi tham gia vào thị trường chứng khoán trong nước như tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của các công ty trong nước. Thành lập cơng ty chứng khốn nước ngồi tại thị trường trong nước và các công ty trong nước niêm yết chứng khốn

49

ở nước ngồi. Điều này nhằm tiếp thu kiến thức cũng như cơng nghệ của các nước có thị trường chứng khốn phát triển, góp phần vào việc rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước về lĩnh vực chứng khốn và tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngồi thơng việc niêm yết chéo chứng khoán giữa các thị trường với nhau;

Ngồi ra pháp luật chứng khốn có các biện pháp chế tài rất nặng đối với các hành vi gian lận trong giao dịch, phát hành chứng khoán. Ở một số quốc gia, luật trong lĩnh vực chứng khoán qui định chặt chẽ và chi tiết để điều chỉnh kịp thời các lĩnh vực trong hoạt động của thị trường chứng khoán như: giao dịch, lưu ký, phát hành, niêm yết…ở mỗi lĩnh vực đều có luật điều chỉnh riêng;

Hầu hết thị trường chứng khoán các nước phát triển từ tự phát đến tự giác. Do vậy trong giai đoạn phát triển tự phát tự bản thân thị trường đã hình thành các qui tắc, tập quán trong giao dịch, khi thị trường hoạt động đến giai đoạn tự giác thì các qui tắc, tập quán trở thành các quy phạm pháp luật.

Thứ ba: Hàng hóa trên thị trường chứng khốn

Hàng hóa trên thị trường chứng khoán các nước rất đa dạng, phong phú, cho phép nhà đầu tư có nhiều lựa chọn các hình thức đầu tư và phịng ngừa rủi ro. Việc mua bán chứng khoán được phân định rõ ràng theo từng “khu chợ”: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường giao dịch của các chứng từ có giá, thị trường giao dịch tập trung, thị trường OTC. Điều này cho thấy hàng hóa được phân loại rõ ràng vừa làm cơ sở đánh giá chất lượng hàng hóa, vừa giúp người mua người bán dễ dàng gặp nhau. Chẳng hạn ai mua cổ phiếu thì đến thị trường cổ phiếu, ai mua trái phiếu thì đến thị trường trái phiếu…

Hàng hóa trước khi đưa vào niêm yết tập trung tại các SGDCK thì chúng được mua bán ở các “chợ đen”, tức là hàng hóa đạt đến một lượng nhất định khi đó các qui tắc, qui định, tập quán mua bán ở các “chợ đen” khơng cịn phù hợp nữa thì hàng hóa này sẽ chuyển vào các khu chợ khác, nơi đó với hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được các yêu cầu của việc giao dịch, thanh toán, với quy phạm pháp luật rõ ràng minh bạch hơn đó chính là các SGDCK. Hay nói khác đi thị trường chứng khốn các nước phát triển theo qui luật từ tự phát đến tự giác – phù hợp với qui luật phát triển vật chất.

50

Thứ tư: Yếu tố nước ngoài tham gia thị trường

Thị trường chứng khốn hình thành và phát triển ở phương Tây từ mấy trăm năm trước, do vậy các nước đi sau luôn tiếp thu những thành quả mà các nước phát triển đã đạt được. Cho nên để thị trường phát triển đúng hướng và hợp qui luật cần thu hút các nhân tố ngoại bang, vừa để học hỏi kinh nghiệm xây dựng và phát triển thị trường, vừa tăng khả năng cạnh tranh với các nhân tố trong nước.

Thứ năm: Hạ tầng kỹ thuật của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khốn là thị trường tài chính cao cấp với nguyên tắc hoạt động riêng và có liên quan đến nhiều chủ thể trong nền kinh tế, do vậy để đảm bảo cho sự vận hành của thị trường này địi hỏi nó được xây dựng trên nền tảng hạ tầng kỹ thuật hiện đại để giúp đẩy nhanh chu kỳ thanh khoản chứng khoán, đáp ứng yêu cầu đa dạng của nhà đầu tư, ngăn chặn hoặc điều chỉnh kịp thời các hành vi tiêu cực của thị trường. Mặt khác với hạ tầng kỹ thuật hiện đại sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí đối với hoạt động giao dịch chứng khốn, tiết kiệm chi phí cho nền kinh tế.

Thứ sáu: Xây dựng và phát triển thị trường OTC

Hầu hết ở các nước tồn tại bên cạnh các SGDCK là các thị trường OTC để đáp ứng yêu cầu mua bán chứng khoán của các công ty chưa đủ hoặc không đủ điều kiện niêm yết cũng như đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao cũng như tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Hầu hết các nước khi xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán luôn quan tâm đến loại thị trường này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận án tiến sĩ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)