Nhằm hoàn thiện các thể chế cho sự vận hành của thị trường để thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển lành mạnh, phát huy chức năng và vai trị của nó đối với sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và nền tài chính quốc gia nói riêng phù hợp trong từng giai đoạn, chúng ta cần phải định hướng phát triển thị trường trong từng giai đoạn cho phù hợp với điều kiện của nền kinh tế Việt Nam.
133
phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam phải phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán thế giới.
3.1.1. Xu hướng phát triển thị trường chứng khoán thế giới
Trong xu hướng tồn cầu hóa cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các quốc gia trên thế giới như xích lại gần nhau hơn, nền kinh tế của các quốc gia, châu lục có tính đan xen và phụ thuộc lẫn nhau và thị trường chứng khốn cũng khơng nằm ngồi quy luật ấy. Ngày nay chu chuyển vốn mang tính tồn cầu, thị trường vốn có tính liên thơng với nhau, chính trong q trình tồn cầu hóa này nền kinh tế thế giới sẽ có nhiều biến động khó lường do có sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu trong thời gian qua, điều này sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong thời gian tới: tình hình sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ suy giảm đáng kể, nguồn nguyên liệu và nhiên liệu sẽ ngày càng tăng giá do nguồn cung giảm nhưng trong khi đó sức cầu càng tăng do dân số và nhu cầu tiêu dùng tăng. Bên cạnh đó kinh tế thế giới luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn do tình hình chính trị bất ổn, nguy cơ chiến tranh hạt nhân, chiến tranh tiền tệ, khủng bố toàn cầu…là những vấn đề mà cả thế giới quan tâm. Chính vì thế các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận cao trong ngắn hạn vì họ khơng muốn đồng vốn của họ định vị quá lâu trong một lĩnh vực nào cả. Trong khi đó thị trường chứng khốn với tính năng vốn có của nó: tính thanh khoản, đầu cơ, lợi nhuận…vì vậy chứng khốn là kênh đầu tư có thể đáp ứng kỳ vọng này của nhà đầu tư. Hơn nữa nhu cầu vốn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới và thị trường chứng khốn vẫn giữ vai trị là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế vì những tính năng ưu việt của nó, do vậy các doanh nghiệp vẫn xác định thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn chủ lực của họ. Ngoài ra sức hút của thị trường chứng khoán đối với các nhà đầu tư còn bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
- Trật tự kinh tế thế giới sẽ thay đổi: những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga…với tiềm lực về dân số và tài nguyên sẽ dần thay thế các nền kinh tế già cỗi như Nhật Bản, Đức, Anh… Do vậy nguồn vốn trên thế giới sẽ dịch chuyển về các quốc gia và khu vực của các quốc gia này cho nên thị trường chứng khoán của các quốc gia này sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư;
134
- Một số quốc gia trên thế giới sẽ thiết lập thị trường chứng khoán, đặc biệt là khu vực châu Á. Ngoài ra cùng với sự liên kết các thị trường chứng khoán trên thế giới cũng như việc sáp nhập các tập đoàn kinh tế sẽ dẫn đến qui mô thị trường chứng khốn tồn cầu sẽ tăng cả về số lượng lẫn chất lượng;
- Kinh tế châu Âu tiếp tục duy trì tăng trưởng, kinh tế châu Á tăng trưởng nhanh và ổn định, do vậy thị trường chứng khoán ở hai khu vực sẽ là đầu tàu thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, trong đó thị trường chứng khốn châu Á tăng trưởng với tốc độ cao;
- Trong xu hướng tồn cầu hóa thì tính quốc tế hóa của thị trường chứng khoán cũng ngày một nâng tầm cao mới. Việc các doanh nghiệp trong nước tham gia niêm yết chứng khốn ở nước ngồi và ngược lại ngày càng mở rộng, do vậy giá chứng khoán giữa các thị trường có tác động lẫn nhau. Ngồi ra nền kinh tế các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau ngày càng nhiều nên tính liên thơng của thị trường chứng khốn cũng ngày càng chặt chẽ hơn…
Từ những nhận định trên cho thấy xu hướng tăng trưởng tất yếu của thị trường chứng khoán thế giới trong thời gian tới. Tuy nhiên tính bền vững của nền kinh tế khơng cao mà chính trong trạng thái kinh tế khơng ổn định đó thì tính đầu cơ của hoạt động đầu tư chứng khốn sẽ là tính trội trong hoạt động đầu tư chứng khốn vì hoạt động đầu cơ có tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Hơn nữa với sự phát triển của công nghệ thông tin và hạ tầng kỹ thuật của thị trường chứng khoán phát triển nhanh thì hoạt động đầu cơ chứng khốn sẽ gây ra nhiều biến động lớn trên thị trường và thị trường sẽ có những diễn biến khó lường.
3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của thời đại và Việt Nam ngày càng hội nhập với thế giới trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức và hiệp hội khác nhau trong khu vực và thế giới: WTO, ASEAN…Đây cũng là cơ hội và thách thức cho Việt Nam nói chung và thị trường chứng khốn Việt Nam nói riêng. Trong lộ trình gia nhập WTO, việc mở cửa thị trường tài chính vừa là cơ hội cũng là thách thức lớn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
135
- Chúng ta tiếp thu cơng nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến của thị trường chứng khoán các nước phát triển trên thế giới, do vậy chúng ta rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khốn;
- Thơng qua thị trường chứng khoán chúng ta dễ dàng huy động vốn nước ngồi thuận lợi và nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu vốn ngày tăng của nền kinh tế, qua đó chúng ta tiếp thu trình độ quản lý tiên tiến của các nước đối với lĩnh vực chứng khốn nói riêng và nền kinh tế nói chung;
- Thị trường chứng khốn tồn cầu có tính liên thơng với nhau cho nên luồng vốn giữa các quốc gia, khu vực dễ dàng chu chuyển thông qua các hoạt động mua bán chứng khoán, đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tham gia niêm yết ở thị trường chứng khoán các nước. Điều này giúp tăng cường nâng cao năng lực quản trị của các doanh nghiệp trong nước, tính minh bạch về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp được cải thiện, góp phần nâng cao tính minh bạch của nền kinh tế. Mặt khác qua đó góp phần đánh giá lại giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong nước;
- Thị trường chứng khoán hoạt động theo những nguyên tắc nhất định. Tuy nhiên tùy vào thị trường của từng quốc gia với chủng loại hàng hóa khác nhau mà có cơ chế hoạt động khác nhau phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế. Khi tham gia niêm yết chứng khoán ở thị trường các nước, hệ thống pháp luật của ta sẽ có những bước cải tiến nhằm hồn thiện hơn để phù hợp với thông lệ quốc tế;
- Sự vận hành của thị trường chứng khốn có sự tham gia của các định chế tài chính trung gian khác. Với sự tham gia của nhiều định chế tài chính nước ngoài sẽ giúp cho cơ quan quản lý thị trường nâng cao năng lực quản lý và hoàn thiện các định chế tài chính trong nước…
+ Thách thức
- Hệ thống pháp luật Việt Nam và các nước có những sự khác biệt lớn, điều này sẽ gây khó khăn trong việc điều chỉnh các quan hệ trong các hoạt động: phát hành, niêm yết, giao dịch chứng khoán…;
- Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động mạnh mẽ từ các yếu tố bên ngồi, trong khi đó chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và vận hành thị trường, các định chế tài chính của ta chưa hồn chỉnh nên sẽ dễ bị thơn tính;
136
- Các định chế tài chính trong nước tham gia vào hoạt động trên thị trường chứng khoán chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các tổ chức bên ngồi vốn có nhiều kinh nghiệm về quản lý và tiềm lực tài chính;
- Hạ tầng kỹ thuật của thị trường chứng khoán Việt Nam yếu kém so với các nước cho nên chưa thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về tính phức tạp của thị trường đối với giao dịch các loại chứng khốn;
- Tính chun nghiệp trong hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán của Việt Nam chưa thể so sánh kịp đối với thị trường chứng khốn phát triển, cho nên có những khác biệt trong các giao dịch chứng khoán, điều này gây cản trở cho sự vận hành thị trường;
- Sự non kém trong công tác quản lý và điều hành thị trường của các cơ quan hữu quan sẽ là miếng mồi ngon cho các nhà đầu tư nước ngoài lũng đoạn thị trường trong nước…
3.1.3. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020
Theo chủ trương của Chính phủ Việt Nam về việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đã chỉ rõ: “ Mục tiêu phát triển thị trường chứng khốn Việt Nam cả về quy
mơ và chất lượng, tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế ”.
Thời gian qua, đặc biệt giai đoạn cuối năm 2006 đầu năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng vượt bậc ngoài sức mong đợi của nhà đầu tư và các cơ quan hữu quan, do vậy Chính phủ đã điều chỉnh lại mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam với nội dung như sau: “ Phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc
thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khốn đóng vai trị chủ đạo, từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách nền kinh tế; đảm bảo tính cơng khai, minh bạch, duy trì trật tự, an toàn, hiệu quả, tăng cường quản lý, giám sát thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc
137
tế, đưa thị trường vốn Việt Nam phát triển tương đương với thị trường quốc tế trong khu vực ”.27
Như vậy theo chủ trương của Chính phủ về việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới có rất nhiều mục tiêu, tuy nhiên mục tiêu quan trọng được xác định là: Thị trường chứng khốn giữ vai trị chủ đạo trong thị trường vốn,
chủ động hội nhập với thị trường tài chính quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, cần
phải tăng số lượng công ty niêm yết trên thị trường để thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho các doanh nghiệp. Đồng thời phải gia tăng số lượng nhà đầu tư tức là tăng sức cầu về chứng khốn, bên cạnh đó phải hồn thiện các thể chế tài chính giữ vai trị cho sự vận hành thị trường thơng suốt đó là các cơng ty chứng khoán, quỹ đầu tư, NHTM, Trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán, tổ chức tài trợ chứng khoán, tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm…Ngồi ra để hội nhập với thị trường chứng khốn khu vực và thế giới thì việc tham gia niêm yết chứng khoán của các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường chứng khoán các nước là vấn đề cần thiết nhằm tăng cường khả năng huy động vốn từ các nước và rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khoán của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.
Theo chúng tôi từ những mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra đối với thị trường chứng khoán Việt Nam phải đạt được trong thời gian tới thì thị trường chứng khốn đến năm 2020 phải đạt được những kết quả sau đây:
+ Mức vốn hóa thị trường
Đối với các nước phát triển, qui mơ vốn hóa thị trường của thị trường chứng khoán chiếm từ 40% đến 60% GDP. Thị trường chứng khốn Việt Nam giai đoạn tăng trưởng nóng vào cuối năm 2006 đầu năm 2007 thì qui mơ vốn hóa cuả thị trường đã đạt mức 30% GDP nhưng qui mơ này chỉ mang tính tạm thời. Mục tiêu đến năm 2020 quy mơ vốn hóa thị trường đạt 35% GDP thì vốn hóa tồn thị trường vào năm đó đạt mức 50,4 tỷ USD, con số này được xác định như sau:
138
GDP Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vào khoảng 80 tỷ USD, mục tiêu đạt tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam 8%/năm, như vậy từ năm 2010 đến năm 2020 (10 năm) GDP Việt Nam vào năm 2020 phải đạt mức:
- 80 tỷ USD x (1 + 10 x 8%) = 144 tỷ USD - Vốn hóa thị trường: 144 x 35% = 50,4 tỷ USD
+ Mức cung chứng khoán
Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam số lượng cổ phiếu niêm yết của khoảng 600 công ty, 5 chứng chỉ quỹ, 510 loại trái phiếu của Chính phủ và doanh nghiệp trong khi đó số cơng ty cổ phần ở nước ta với số lượng hàng ngàn công ty, như vậy khả năng mức cung chứng khoán là rất lớn. Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn và nâng cao hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp, cần phải tăng số lượng công ty tham gia niêm yết trên thị trường.
Hiện nay trong tổng số khoảng 5.500 doanh nghiệp có nguồn gốc từ doanh nghiệp Nhà nước tồn tại ở mơ hình cơng ty cổ phần và cả doanh nghiệp Nhà nước, nhưng thành phần này chiếm khoảng 70% vốn của nền kinh tế. Như vậy để vốn hóa thị trường vào năm 2020 đạt mức 50,4 tỷ USD thì khi đó các tổng cơng ty và tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam sau khi CPH tham gia niêm yết trên thị trường chứng khốn phải đạt số lượng khoảng 1.925 cơng ty, số liệu này được xác định như sau:
Số lượng 5.500 doanh nghiệp hiện nay chiếm 70% vốn của nền kinh tế và GDP năm 2020 đạt mức 144 tỷ USD tức 5.500 doanh nghiệp này có mức vốn 144 x 70% = 100,8 tỷ USD, trong khi đó vốn hóa thị trường đạt 35% tức là 5.500 doanh nghiệp này đóng góp vào mức vốn hóa thị trường là 100,8 x 35% = 35,28 tỷ USD. Như vậy số lượng doanh nghiệp tham gia niêm yết là: (35,28 x 5.500 )/100,8 = 1.925 doanh nghiệp. Như vậy đến năm 2020 số lượng doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường gấp khoảng 3 lần số lượng doanh nghiệp niêm yết như hiện nay.
Tuy nhiên để tăng sức cầu cho thị trường thì cần phải khẩn trương đưa vào giao dịch các chứng khoán phái sinh, cùng với sự góp mặt ngày càng nhiều của các quỹ đầu tư chứng khoán cũng như một lượng trái phiếu Chính phủ và doanh nghiệp, cho nên con số 1.925 doanh nghiệp theo như đề cập ở trên, tức là chỉ đề cập đến lượng cổ phiếu niêm yết. Do vậy số lượng các công ty cổ phần tham gia niêm yết sẽ thấp hơn con số
139
này vì mức vốn hóa thị trường tính bao gồm cả cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và