Thị trường chứng khoán phi tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận án tiến sĩ (Trang 116 - 121)

2.2. Thực trạng hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam

2.2.2. Thị trường chứng khoán phi tập trung

Thị trường giao dịch chứng khốn tập trung chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000, tuy nhiên việc giao dịch chứng khốn đã phát sinh từ trước đó, đặc biệt kể từ khi Việt Nam thực hiện CPH doanh nghiệp nhà nước từ năm 1992. Từ thời điểm trước khi thị trường chứng khoán tập trung hoạt động, việc giao dịch chứng khoán ở Việt Nam được thực hiện thơng qua hình thức trao tay các loại trái phiếu, công trái, phần hùn… nhưng việc giao dịch rất hạn chế vì số lượng và chủng loại chứng khốn chưa đa dạng. Đến nay mặc dù thị trường giao dịch chứng khoán tập trung đã đi vào hoạt động 10 năm nhưng song song việc giao dịch các loại chứng khoán chưa niêm yết vẫn tiếp diễn. Số lượng cơng ty cổ phần ở Việt Nam có đến con số hàng ngàn, nhưng trên thị trường tập trung chỉ với khoảng hơn 600 công ty niêm yết cho nên việc giao dịch các chứng khốn chưa niêm yết khơng kém phần sơi động và hầu như khơng kiểm sốt được. Chính từ việc Chính phủ khơng kiểm sốt và điều tiết được các giao dịch chứng khoán phi tập trung từ đó phát sinh nhiều tiêu cực gây rủi ro cho nhà đầu tư cũng như làm xáo trộn thị trường nói chung và gây tác động xấu đến thị trường niêm yết. Ở các quốc gia có thị trường chứng khốn phát triển thì bên cạnh thị trường tập trung vẫn tồn tại các dạng thị trường phi tập trung nhưng được kiểm soát chặt chẽ để hướng thị trường phát triển lành mạnh và hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư.

Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung hiện nay ở Việt Nam tồn tại ở các hình thức sau:

2.2.2.1. Thị trường “chợ đen”

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay với số lượng doanh nghiệp khoảng 500.000 doanh nghiệp có mặt ở các thành phần kinh tế khác nhau và tồn tại dưới nhiều hình thức. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với nhiều chính sách kinh tế mở cửa và ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới, do vậy số lượng doanh nghiệp sẽ ngày càng gia

114

tăng về số lượng và qui mô vốn. Sự gia tăng số lượng công ty cổ phần mới thành lập cùng với số lượng cơng ty cổ phần hình thành trong q trình CPH doanh nghiệp nhà nước (5.500 doanh nghiệp nhà nước đã, đang và sẽ chuyển đổi thành công ty cổ phần). Như vậy trong nền kinh tế với một số lượng lớn công ty cổ phần đang hoạt động nhưng số lượng công ty tham gia niêm yết trên thị trường còn hạn chế, điều này cho thấy một lượng lớn cổ phần của các công ty chưa niêm yết được chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư nhưng chưa có một cơ chế điều tiết hay kiểm soát được các giao dịch này. Giá cả chứng khoán trên thị trường này hình thành trên cơ sở thỏa thuận, việc chuyển nhượng cổ phần theo hình thức “trao tay”. Nét nổi bật của thị trường này là cơ chế thanh toán linh hoạt và mức rủi ro rất cao vì thơng tin khơng minh bạch. Hoạt động của thị trường này cũng chịu sự tác động của thị trường niêm yết vì thị trường chứng khốn niêm yết tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về cơ chế giao dịch, giá cả, chu kỳ thanh khoản… nên được xem là “thước đo” tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế.

Một vài số liệu sau đây làm minh chứng cho hoạt động của thị trường “chợ đen” có quy mơ lớn rất nhiều lần so với thị trường niêm yết. Theo thống kê số lượng NHTM ở nước ta vào khoảng 50 ngân hàng và phần lớn hoạt động theo hình thức cổ phần, nhưng số ngân hàng tham gia niêm yết trên thị trường rất ít (VCB, EIB, STB, CTG, SHB, ACB), còn lại cổ phiếu của các ngân hàng khác giao dịch trên thị trường khơng chính thức nhưng xét về số lượng hay giá trị thì lớn rất nhiều lần so với các ngân hàng tham gia niêm yết. Tuy nhiên thị trường “chợ đen” này hoạt động khá thuận lợi nhờ tính linh hoạt về thời gian, địa điểm giao dịch, hình thức thanh tốn…và nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin được xem là nhà môi giới cho nhà đầu tư. Tuy nhiên tính thanh khoản của các cổ phiếu chưa niêm yết không cao điều này chưa thúc đẩy thị trường phát hành phát triển, do vậy sẽ hạn chế khả năng huy động vốn của nền kinh tế. Vì vậy việc hướng các giao dịch chứng khoán chưa niêm yết vào quỹ đạo là vấn đề cần thiết nhằm tăng tính thanh khoản của các chứng khốn này, thúc đẩy khả năng huy động vốn từ nền kinh tế đồng thời tạo thuận lợi để thúc đẩy các định chế tài chính phát triển.

Như vậy xét về qui mơ thì thị trường “chợ đen” khá lớn so với thị trường niêm yết nhưng chưa có một khung khổ pháp lý hay cơ chế gì để thúc đẩy thị trường này phát

115

triển. Đành rằng sự tồn tại thị trường này bên cạnh thị trường niêm yết là điều đương nhiên, do vậy việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khốn chúng ta khơng chỉ tập trung và thị trường niêm yết mà cả thị trường chưa niêm yết. Mối liên hệ hữu cơ giữa thị trường niêm yết và chưa niêm yết sẽ tạo sự hỗ trợ cho nhau thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.

2.2.2.2. Thị trường Upcom25

Nhằm tạo thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu của các công ty cổ phần đại chúng chưa đủ điều kiện niêm yết trên các SGDCK đồng thời nâng cao công tác quản trị của các công ty này, việc thiết lập sàn giao dịch Upcom là cần thiết. Điều này góp phần làm tăng tính thanh khoản của các cổ phiếu của các công ty này đồng thời tiến tới xây dựng thị trường OTC trong tương lai.

Sàn giao dịch chứng khoán Upcom ra đời đã giúp cho việc giao dịch cổ phiếu của các công ty cổ phần đại chúng được thuận lợi và làm tăng tính minh bạch cũng như nâng cao hiệu quả công tác quản trị của các công ty này. Tuy nhiên thời qua hoạt động của sàn giao dịch chứng khốn này khá trầm lắng vì chưa đạt được sự kỳ vọng của nhà đầu tư, doanh nghiệp kể cả các nhà quản lý thị trường do số lượng công ty tham gia cịn hạn chế nên chưa có sự phong phú về hàng hóa. Tính đến nay số lượng công ty tham gia niêm yết trên sàn này vào khoảng 100 công ty nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty này chưa cao. Trong giai đoạn hiện nay khối lượng chứng khoán giao dịch mỗi phiên đạt một vài triệu chứng khoán với giá trị giao dịch đạt con số vài chục tỷ đồng.

Phần lớn các doanh nghiệp tham gia giao dịch trên sàn này có qui mơ vốn lớn nhưng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa khả quan nên khó thu hút nhà đầu tư quan tâm. Hơn nữa sàn giao dịch chứng khoán này ra đời vào thời điểm thị trường chứng khốn nói chung và thị trường chứng khốn Việt Nam nói riêng đang trong thời kỳ suy thối do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam. Cho nên sàn giao dịch chứng khoán này chưa nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như các cơng ty cổ phần đại chúng.

Tính đến nay sàn giao dịch chứng khoán Upcom đã đạt những thành tựu nhất định

116 Bảng 2.14 Sàn Upcom

Chỉ tiêu Upcom Toàn thị

trường

Tỷ lệ Upcom/toàn thị trường

Số CK niêm yết (1 CK) 106 1.299 8,16

KL niêm yết (ngàn CK) 1.120.451.8 21.494.590,31 5,21 GT niêm yết (triệu đồng) 11.204.518,1 378.731.297,02 2,95

Nguồn: UBCKNN [31]

Qua hơn một năm tổ chức thực hiện giao dịch cổ phiếu của các công ty cổ phần đại chúng, thị trường chứng khoán cũng đạt được một số thành quả nhất định. Số lượng công ty tham gia niêm yết trên sàn Upcom đạt con số 106 công ty chiếm khoảng 1/6 số lượng công ty cổ phần tham gia niêm yết trên cả 2 sàn HOSE và HNX, tuy nhiên khối lượng và giá trị yết đạt tỷ lệ rất thấp so với toàn thị trường, con số này lần lượt là 5,21% và 2,95%.

Hoạt động giao dịch chứng khoán trên sàn Upcom thời gian qua khá trầm lắng vì trong xu thế chung của toàn thị trường đang trong thời kỳ suy thối do chịu ảnh hưởng khủng hoảng tài chính tồn cầu, đó là ngun nhân khách quan. Cịn về mặt chủ quan, sàn Upcom chưa thu hút được nhà đầu tư bởi những lý do sau:

- Kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết trên sàn này không mấy khả quan; - Thông tin về công ty niêm yết và thị trường chưa minh bạch;

- Phương thức giao dịch giống như chứng khoán niêm yết nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư;

- Thị trường niêm yết đang trong tình trạng “bội thực” chứng khoán…

2.2.3 Thị trường phát hành chứng khoán

Thị trường phát hành chứng khoán là nơi huy động vốn cho nền kinh tế, thông qua việc phát hành chứng khốn các chủ thể có nhu cầu vốn huy động được vốn. Thị trường phát hành chứng khoán là nơi cung ứng chứng khoán cho thị trường giao dịch chứng khoán và ngược lại thị trường giao dịch chứng khốn làm tăng tính thanh khoản cho các chứng khốn đã phát hành. Do vậy giữa hai thị trường này có mối liên hệ hữu cơ với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy nhau tăng trưởng và phát triển. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai thị

117

trường này nên công tác huy động vốn của các doanh nghiệp cịn nhiều trở ngại do tính thanh khoản kém của thị trường giao dịch, và ngược lại thị trường phát hành gia tăng việc phát hành chứng khoán khiến cho thị trường giao dịch rơi vào trạng thái “bội thực” chứng khoán.

Trong lĩnh vực ngân hàng, dưới áp lực tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của NHTW, các NHTM gia tăng phát hành chứng khoán để tăng vốn điều lệ dưới nhiều hình thức:

- Phát hành thêm chứng khoán để huy động vốn từ nền kinh tế; - Phát hành thêm chứng khoán từ nguồn vốn thặng dư;

- Phát hành thêm chứng khoán từ lợi nhuận giữ lại…

Điều này khiến cho cổ phiếu ngành ngân hàng bị pha loãng nên giá cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh trong thời gian qua. Mặt khác do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, nên lĩnh vực tài chính là lĩnh vực bị tác động nhiều nhất và nhạy cảm nhất nên mức độ rủi ro cao nên kém hấp dẫn nhà đầu tư.

Mặt khác trong cơn sốt của thị trường bất động sản trong thời gian qua đã khiến cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản gia tăng phát hành chứng khoán để huy động vốn cũng như tìm kiếm thặng dư vốn…đã khiến cho thị trường giao dịch chứng khốn rơi vào tình trạng cung vượt cầu, điều này khiến cho giá chứng khoán giảm sâu đến lượt tác động ngược lại thị trường phát hành khó khả năng huy động vốn.

Ngồi ra các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực phát hành chứng khoán chưa đủ sức răn đe, điều này là mảnh đất màu mỡ làm phát sinh tiêu cực gây thiệt hại cho nhà đầu tư chân chính và xói mịn niềm tin vào thị trường.

Trong thời gian qua ở thị trường phát hành chứng khốn, việc quản lý cơng tác phát hành chứng khốn cịn rất nhiều hạn chế:

- Thông tin về đợt phát hành không công bố hoặc cơng bố thiếu chính xác làm thiệt hại đến quyền lợi nhà đầu tư;

- Hủy bỏ đợt phát hành một cách tùy tiện;

- Chào bán cổ phiếu cho cổ đông lớn hoặc cổ đông nội bộ nhưng không công bố thông tin;

- Mua bán chứng khốn của những người liên quan nhưng khơng cơng bố phiên giao dịch…

Ngồi việc phát hành chứng khốn của các công ty cổ phần để gia tăng vốn điều lệ hay các đợt IPO của các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện CPH, thị trường phát hành còn là

118

nơi đấu thầu trái phiếu Chính phủ và doanh nghiệp nhằm huy động vốn cho các cơng trình trọng điểm quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận án tiến sĩ (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)