Thị trường chứng khốn là thị trường tài chính bậc cao, hoạt động theo những nguyên tắc nhất định và vận hành trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại với nguồn nhân lực có trình độ cao. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khốn thế giới trong mấy trăm năm qua đã trải qua những bước thăng trầm gắn liền với sự biến động của nền kinh tế thế giới, điều này càng thể hiện rõ: thị trường chứng khoán là “ hàn thử biểu ” của nền kinh tế, phản ánh bức tranh tổng thể nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và cả thế giới nói chung.
Trải qua những bước thăng trầm của thị trường chứng khoán thế giới, cho thấy thị trường chứng khốn tồn cầu có tính liên thông khá chặt chẽ và chịu sự tác động lẫn
51
nhau và mối quan hệ này ngày càng gắn bó mật thiết. Ngày nay trên thế giới có hơn 100 quốc gia thiết lập thị trường chứng khoán với 160 SGDCK đang hoạt động trên tồn cầu, trong đó thị trường chứng khoán được thiết lập ở các nước phát triển và đang phát triển. Trong xu hướng toàn cầu hóa cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thơng tin, thị trường chứng khốn của các quốc gia có sự liên thơng và chịu sự chi phối lẫn nhau. Do vậy thị trường chứng khoán của một quốc gia hay khu vực không thể không chịu sự tác động của thị trường chứng khoán của các quốc gia khác.
Hơn nữa thị trường chứng khốn hình thành và phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ, đây là những quốc gia và khu vực có tiềm lực về kinh tế và kỹ thuật công nghệ. Do vậy các quốc gia đi sau trong việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khốn khơng thể không đẩy nhanh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán nhằm tiếp thu những thành tựu trong lĩnh vực này mà các quốc gia đi trước đã đạt được về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ thuật…Việt Nam là quốc gia đi sau trong việc thiết lập và vận thị trường chứng khoán so với các nước trong khu vực, do vậy để rút khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam so với các nước thì việc đẩy nhanh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là cần thiết và cấp bách. Hợp tác quốc tế về lĩnh vực chứng khốn khơng chỉ giúp ta đẩy nhanh sự phát triển thị trường chứng khốn mà cịn cơ hội để thu hút vốn đầu tư nước ngồi thơng qua thị trường chứng khoán trong điều kiện mà nền kinh tế có nhu cầu vốn rất lớn.
Kết luận chương 1
Nội dung chương này đã trình bày tổng quan về chứng khốn và thị trường chứng khốn ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau: cơ cấu tổ chức, vận hành của thị trường chứng khốn, lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán, kinh nghiệm xây dựng thị trường chứng khốn các nước…Chúng tơi muốn làm sáng tỏ những khác biệt của thị trường chứng khoán so với các thị trường khác trên cơ sở phân tích chức năng và vai trị của thị trường chứng khốn đối với nền kinh tế của một quốc gia nói riêng và thế giới nói chung. Từ những lý luận đó, chúng ta thấy rằng thị trường chứng khoán là một định chế không thể thiếu của nền kinh tế thị trường, do vậy việc
52
xây dựng và vận hành thị trường chứng khoán là việc làm tất yếu của các quốc gia phát triển kinh tế thị trường và Việt Nam cũng không là một ngoại lệ.
Thị trường chứng khoán là thị trường cao cấp trong hệ thống thị trường, là định chế tài chính bậc cao và là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, được tổ chức một cách chặt chẽ và vận hành trên nền tảng hạ tầng kỹ thuật hiện đại với nguyên tắc khác biệt với các thị trường khác. Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế vừa là công cụ để điều tiết vĩ mơ nền kinh tế. Qua nghiên cứu q trình xây dựng và phát triển của một số thị trường chứng khoán các nước, chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
53
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM