Quá trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận án tiến sĩ (Trang 46 - 51)

1.4. Kinh nghiệm xây dựng thị trường chứng khoán các nước

1.4.1 Quá trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán các nước

Theo như ghi nhận, thị trường chứng khốn hình thành rất sớm từ các nước châu Âu sau đó dần dần các nước ở châu Mỹ và châu Á cũng thiết lập thị trường chứng khoán. Đến nay trên thế giới có hơn 100 quốc gia có thiết lập thị trường chứng khoán với khoảng 160 SGDCK được phân bố ở hầu hết các nước phát triển. Trong đó một số quốc gia châu Á có thị trường chứng khoán phát triển như:

1.4.1.1. Thị trường chứng khoán Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia ở châu Á xây dựng thị trường chứng khoán sớm nhất, vào năm 1878 Nhật Bản thành lập hai SGDCK Tokyo và Osaka. Trong buổi đầu thành lập, thị trường chứng khoán Nhật Bản với số lượng chứng khoán hạn chế và các giao dịch đầu cơ của các công ty chứng khoán là hoạt động đặc trưng, thị trường chứng khoán chưa phát huy tác dụng là kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu giai đoạn 1929 – 1933 đã khiến cho thị trường chứng khoán Nhật Bản rơi vào thời kỳ đen tối và đến năm 1945 việc giao dịch chứng khốn bị đình chỉ.

Năm 1948 Nhật Bản ban hành Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán và đến năm 1949 thị trường chứng khoán hoạt động trở lại. Giai đoạn 1955 – 1961, thị trường chứng khốn Nhật Bản có những bước phát triển mạnh mẽ trên cơ sở nền kinh tế phục hồi và hệ thống pháp luật về chứng khoán ổn định.

Năm 1971 Nhật Bản ban hành Luật các công ty chứng khốn nước ngồi, điều này rộng đường cho việc quốc tế hóa thị trường chứng khốn. Bắt đầu từ những năm 1984, thị trường chứng khốn Nhật Bản có những bước phát triển vượt bậc do chính sách tự do hóa và quốc tế hóa thị trường chứng khốn, cho phép các cơng ty chứng khoán nước ngồi (16 cơng ty) tham gia với tư cách thành viên SGDCK. Năm 1989 việc tự do hóa và quốc tế hóa thị trường chứng khoán Nhật Bản tiếp tục được cải thiện: các tiêu chuẩn về đăng ký, cấp phép được bổ sung, sửa đổi đã thu hút thêm các công ty chứng khoán nước ngồi (25 cơng ty) tham gia vào SGDCK.

Năm 1992 Nhật Bản sửa đổi Luật chứng khốn và giao dịch chứng khốn, theo đó Ủy ban giám sát chứng khoán và giao dịch chứng khoán được thành lập nhằm thực thi tính cơng bằng trong giao dịch chứng khốn và tăng cường tính tự quản của Hiệp hội

44

kinh doanh chứng khoán. Hệ thống pháp luật liên quan về hoạt động của thị trường chứng khoán Nhật Bản khá ổn định và đầy đủ, cho phép các lĩnh vực hoạt động của thị trường chứng khoán được kiểm soát và điều chỉnh kịp thời. Chẳng hạn: Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán, Luật ủy thác đầu tư chứng khoán, Luật điều chỉnh hoạt động lưu ký chứng khoán, Luật điều chỉnh hoạt động tư vấn và đầu tư chứng khoán, Luật điều chỉnh hoạt động các cơng ty chứng khốn nước ngồi…

Thị trường chứng khốn Nhật Bản hoạt động theo mơ hình các tổ chức tự quản dưới sự giám sát của Nhà nước và các tổ chức tự quản, bao gồm 8 SGDCK: Tokyo, Osaka, Nagoya, Sapporo, Kyoto, Hiroshima, Fukuoka và Niigata, trong đó SGDCK Tokyo và Osaka là những SGDCK mang tính quốc tế với sự có mặt của 20 thành viên là các cơng ty chứng khốn nước ngồi, cịn lại các SGDCK khác là các SGDCK mang tính địa phương.

Ở Nhật Bản, các tổ chức kinh doanh chứng khốn được thành lập theo mơ hình chun doanh và ngân hàng đa năng một phần. Trước kia các công ty chuyên doanh được thành lập theo chế độ đăng ký nhưng bây giờ thì theo chế độ cấp phép riêng biệt. Lĩnh vực kinh doanh chứng khoán được mở rộng cho các công ty chuyên doanh chứng khoán và hạn chế đối với các ngân hàng đa năng một phần với mục đích hướng thị trường lành mạnh và ngăn ngừa các giao dịch bất hợp pháp của các ngân hàng có liên quan đến hoạt động chứng khoán làm xáo trộn thị trường.

Cơ quan quản lý hoạt động thị trường chứng khoán Nhật Bản bao gồm: Bộ Tài chính, Tổng cục chứng khốn, Ủy ban giám sát chứng khoán và giao dịch chứng khoán, SGDCK.

1.4.1.2. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc

Thị trường chứng khoán Hàn Quốc được thành lập vào năm 1956, ban đầu với sự góp mặt của 12 cơng ty niêm yết và một lượng trái phiếu Chính phủ, trong đó trái phiếu Chính phủ được giao dịch sơi động nhất. Đến đầu năm 1962 Hàn Quốc ban hành Luật giao dịch chứng khoán với mục tiêu thúc đẩy thị trường tăng trưởng nhanh chóng. Sau đó với sự tăng trưởng nhanh chóng số lượng cơng ty niêm yết nhưng thị trường thiếu các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư cũng như có một cơ chế định giá hiệu quả, hậu quả là tính thanh khoản của thị trường rất kém. Một năm sau Luật giao dịch chứng khoán

45

được sửa đổi và việc tổ chức lại mơ hình SGDCK từ hình thức cơng ty cổ phần trở thành cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Đến năm 1968 Luật thúc đẩy thị trường vốn ra đời đã thúc đẩy các cơng ty phát hành chứng khốn và khuyến khích cơng chúng tham gia thị trường và cũng trong năm này công ty đầu tư được thành lập giữ vai trò là đơn vị bảo lành phát hành và ổn định thị trường. Điều này giúp cho thị trường vốn của Hàn Quốc phát triển nhanh chóng với qui mơ huy động vốn từ 20 tỷ won vào năm 1972 lên đến 260 tỷ won vào năm 1976. Năm 1974 Hàn Quốc thành lập Ủy ban chứng khoán quốc gia nhằm tăng cường giám sát các giao dịch chứng khoán và SGDCK được tổ chức là đơn vị phi lợi nhuận. Thành viên SGDCK bao gồm 2 loại thành viên: thành viên thường xuyên và thành viên đặc biệt.

- Thành viên thường xun: phải đóng phí thu nhận thành viên khi đơn xin làm thành viên được SGDCK chấp nhận nhưng khơng phải đóng phí thành viên hàng năm;

- Thành viên đặc biệt: khơng phải đóng phí thu nhận thành viên khi đơn xin gia nhập thành viên được SGDCK chấp nhận nhưng phải đóng phí thành viên hàng năm. Tiêu chuẩn để trở thành thành viên của SGDCK:

• Tình hình tài chính lành mạnh; • Hoạt động kinh doanh có hiệu quả; • Đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất;

• Đội ngũ nhân viên và các cổ đơng chính của cơng ty khơng vi phạm bất kỳ qui định nào trong lĩnh vực kinh doanh chứng khốn trong vịng 03 năm tính từ thời điểm nộp đơn xin làm thành viên.

Để được chấp nhận làm thành viên SGDCK, các cơng ty chứng khốn xin làm thành viên phải đạt trên 2/3 số phiếu bầu của các thành viên và chỉ các thành viên thường xuyên mới có quyền bỏ phiếu. Số lượng thành viên của SGDCK Hàn Quốc có tổng số 40 thành viên trong đó 30 thành viên là các cơng ty chứng khốn trong nước (kể cả liên doanh) và 10 thành viên là các cơng ty chứng khốn nước ngồi.

Theo Luật giao dịch chứng khốn Hàn Quốc có hiệu lực từ năm 1981, nhà đầu tư nước ngoài được tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán Hàn Quốc với tỷ lệ cổ phiếu

46

được phép sở hữu tối đa là 10% của các cơng ty niêm yết, sau đó tỷ lệ tăng lên 12% (năm 1994), 15% (năm 1995) và hiện nay là không hạn chế.

Thị trường chứng khoán Hàn Quốc được chia làm 3 khu vực: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường các chứng từ có giá đối với các chứng khốn đủ điều kiện điều kiện niêm yết tại SGDCK; bên cạnh đó cịn có thị trường OTC cho các chứng khốn khơng đủ điều kiện niêm yết.

1.4.1.3. Thị trường chứng khoán Thái Lan

Thị trường chứng khoán Thái Lan được thành lập từ những năm đầu của thập niên 60 của thế kỷ 20 nhưng SGDCK Thái Lan (SET)11 chính thức đi vào hoạt động vào tháng 4/1975. SET được tổ chức theo mơ hình là cơng ty cổ phần hoạt động phi lợi nhuận dưới sự giám sát của UBCK. Thành viên của SET là các công ty chứng khoán, để trở thành thành viên của SET thì các cơng ty chứng khốn phải hội đủ các điều kiện sau: - Là các công ty chứng khốn được Bộ tài chính cho phép hoạt động trong lĩnh vực

chứng khoán và được sự phê chuẩn của UBCK và SGDCK;

- Có tình hình tài chính lành mạnh và tuân thủ các qui định trong lĩnh vực hoạt động đã được cấp phép;

- Hoạt động kinh doanh có hiệu quả;

- Giám đốc điều hành có đủ năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khốn và có đạo đức tốt;

- Đáp ứng các yêu cầu khác về vốn, nhân sự…

Cơng ty chứng khốn ở Thái Lan được tổ chức theo mơ hình TNHH hoặc CTCP. Các tổ chức tài chính muốn thành lập CTCK phải được Bộ tài chính cấp phép theo đề nghị của UBCK. Yêu cầu về vốn đối với kinh doanh chứng khoán tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, đối tác nước ngồi có thể góp vốn đến 49% vốn điều lệ của CTCK, và CTCK có thể là thành viên của SGDCK hoặc khơng.

Hoạt động của thị trường chứng khoán Thái Lan suốt cả ngày từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần với hệ thống giao dịch hoàn toàn tự động. Phương thức giao dịch thỏa thuận và giao dịch đấu lệnh với hai hình thức khớp lệnh định kỳ và liên tục. Ngoài ra SET áp dụng hệ thống tạm ngừng giao dịch để ngăn chặn những biến động giá bất thường.

47

Biên độ dao động giá quy định cho từng loại cổ phiếu căn cứ vào các tiêu chí: giá

đóng cửa, giá đặc biệt, đơn vị tính.

1.4.1.4 Thị trường chứng khốn Trung Quốc

Q trình hình thành và phát triển thị trường chứng khốn Trung Quốc có thể chia làm 3 giai đoạn sau đây:

- Giai đoạn 1981 – 1985: Trong giai đoạn này giao dịch chứng khốn mang tính tự phát, hoạt động giao dịch chứng khoán được thực hiện ở Thẩm Quyến và Thượng Hải. Chính quyền địa phương cho phép một số ngân hàng và quỹ đầu tư thành lập trung tâm giao dịch cổ phiếu, trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành. Trong thời gian này chưa có văn bản pháp lý chính thức của chính quyền trung ương để điều tiết giao dịch chứng khoán, ngoại trừ một số quy định của Ban cải cách doanh nghiệp của địa phương ban hành;

- Giai đoạn 1986 – 1991: Trong giai đoạn này việc giao dịch cổ phiếu diễn ra một cách khá sôi động, các công ty môi giới chứng khoán tự phát thành lập (do các ngân hàng thành lập) hình thành nên các địa điểm giao dịch chứng khoán. Để đáp ứng yêu cầu thực tế của thị trường giao dịch chứng khốn, năm 1990 Chính phủ Trung Quốc quyết định thành lập SGDCK trên cơ sở hai trung tâm giao dịch chứng khoán Thẩm Quyến và Thượng Hải;

- Giai đoạn 1992 đến nay: là giai đoạn phát triển rực rỡ của thị trường chứng khoán Trung Quốc. Hệ thống pháp luật về thị trường chứng khốn được ban hành có những cải tiến đáng kể: Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán ra đời vào năm 1998, UBCKNN là cơ quan quản lý cao nhất của thị trường chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, các tổ chức tham gia thị trường là các định chế tài chính do Nhà nước thành lập và quản lý, khơng có sự tham gia của cá nhân trong nước và nước ngoài. Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc gồm hai loại:

- Cổ phiếu A: bán cho đối tượng là nhà đầu tư trong nước và thu bằng NDT;

- Cổ phiếu B: bán cho nhà đầu tư nước ngoài và thu bằng ngoại tệ với mức khống chế ở mức 25%.

48

Hiện nay thị trường chứng khoán Trung Quốc có sự tham gia của khoảng 100 cơng ty chứng khốn, gần 40 cơng ty quản lý quỹ, 1.344 cơng ty niêm yết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận án tiến sĩ (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)