3.3. Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
3.3.1. Phát triển hạ tầng kỹ thuật
Lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán thế giới cho thấy hạ tầng kỹ thuật góp phần quan trọng cho sự vận hành của thị trường, đặc biệt trong giai đoạn nay với đà phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sự vận hành của thị trường. Thị trường chứng khoán thế giới đã trải qua “ ngày thứ Hai đen tối” (19/10/1987) thì ngồi yếu tố kinh tế cho thấy sự yếu kém của hạ tầng kỹ thuật cũng góp phần khơng nhỏ khiến cho thị trường rơi vào khủng hoảng. Hay như sự cố “ cú
sốc J-Com” xảy ra vào ngày 08/12/2005 trên thị trường Nhật Bản một phần cũng do
sự yếu kém của hạ tầng kỹ thuật. Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam với hạ tầng kỹ thuật lạc hậu sẽ kéo dài chu kỳ thanh khoản chứng khoán, điều này làm giảm đi tính hấp dẫn của thị trường. Ngồi ra sự yếu kém của hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa trong hoạt động đầu tư chứng khốn và thị trường khơng có những biện pháp kỹ thuật hỗ trợ nhà đầu tư trong những trường hợp mà nhà đầu tư muốn hạn chế rủi ro…
Mặt khác trong xu hướng hội nhập với thị trường chứng khốn tồn cầu thì việc các cơng ty trong nước tham gia niêm yết ở thị trường nước ngoài và ngược lại là điều tất yếu. Hơn nữa thị trường ngày càng sẽ có nhiều loại hàng hóa mới tham gia giao dịch nhưng với hạ tầng kỹ thuật hiện tại thì khơng thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường, do vậy việc phát triển hạ tầng kỹ thuật của thị trường chứng khoán Việt Nam là bước đi cần thiết mang yếu tố quyết định đến sự thành công trong sự phát triển thị trường trong thời gian tới. Để thực hiện điều này chúng tôi đề ra các giải pháp sau đây:
- Cần thay thế phần mềm giao dịch hiện hành, cho phép sử dụng nhiều loại lệnh để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư cũng như hạn chế rủi ro trong những trường hợp cần thiết, chẳng hạn như lệnh dừng mua, lệnh dừng bán, lệnh thị trường…Thực
152
hiện được điều này thì ngồi việc làm tăng tính hấp dẫn của thị trường đối với nhà đầu tư cịn làm tăng tính thanh khoản của chứng khốn;
- Đối với các cơng ty chứng khốn khơng có phần mềm tương thích với phần mềm
giao dịch của SGDCK sẽ hạn chế một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khốn, chẳng hạn khơng được tham gia hoạt động mơi giới chứng khốn...Có như thế các cơng ty chứng khoán sẽ nâng cao chất lượng phục vụ nhà đầu tư cũng như hạn chế việc thành lập cơng ty chứng khốn trong điều kiện thị trường q nhiều cơng ty chứng khốn như hiện nay. Vì khi đó việc thành lập cơng ty chứng khốn khá tốn kém và bài toán về hiệu quả kinh doanh của các cơng ty chứng khốn cần được xem xét. Như vậy biện pháp kỹ thuật này trở thành rào cản đối với cơng ty chứng khốn trong việc mở rộng phạm vi kinh doanh của mình, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng mua lại hoặc sáp nhập các cơng ty chứng khốn với nhau nhằm giảm số lượng cơng ty chứng khốn nhưng tăng chất lượng hoạt động, đó là mục tiêu của chúng ta trong việc định hướng thị trường phát triển bền vững;
- Trong điều kiện hoạt động của thị trường chứng khoán hiện nay với hạ tầng kỹ thuật lạc hậu hiện tại thì các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán xảy ra thường xuyên, chẳng hạn như việc nhà đầu tư nước ngồi sở hữu chứng khốn của các doanh nghiệp trong nước vượt tỷ lệ cho phép nhưng chưa được xử lý kịp thời trong thời gian diễn ra giao dịch. Trong trường hợp đó thì các lệnh này sẽ bị hệ thống giao dịch từ chối chứ khơng để như tình trạng hiện nay là lệnh vẫn thực hiện, sau đó các giao dịch mới phát hiện và xử lý thì quá muộn. Bên cạnh đó nếu vẫn duy trì hình thức xử phạt như hiện nay đối với các cơng ty chứng khốn vi phạm trong việc thực hiện lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài vượt quá tỷ lệ cho phép thì vơ tình chúng ta tạo điều kiện cho các cơng ty chứng khốn vi phạm vì lợi ích mang lại từ hành vi vi phạm này có thể lớn hơn so với thiệt hại do phải chịu các hình thức xử phạt. Vì vậy chúng ta cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn các hành vi tiêu cực này;
- Trong xu hướng phát triển, tất yếu thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có nhiều loại hàng hóa tham gia thị trường với tính chất phức tạp và tính năng đa dạng như: hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai,…do vậy hạ tầng kỹ thuật của thị trường phải đáp ứng được yêu cầu giao dịch các công cụ này. Đây là điều kiện tiên quyết
153
để đa dạng các hình thức đầu tư cũng như phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán.
Hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam kém hấp dẫn dưới con mắt của nhà đầu tư nước ngoài là do thị trường có q nhiều rủi ro: chính sách của Nhà nước, thông tin không minh bạch, hạ tầng kỹ thuật lạc hậu,…nhưng có q ít các cơng cụ phòng ngừa rủi ro, do vậy việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật cũng là một trong những giải pháp nhằm kích cầu thị trường. Ngồi việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của SGDCK và các công ty chứng khốn thì cũng cần phải triển khai đồng bộ hạ tầng kỹ thuật của các NHTM, Trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán…Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chủ thể có liên quan này sẽ rút ngắn chu kỳ thanh khoản của thị trường, điều này sẽ tăng tính hấp dẫn trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Như vậy việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của thị trường thì ngồi việc đáp ứng yêu cầu giao dịch chứng khoán một khi số lượng và chủng loại chứng khoán ngày càng gia tăng thì việc này cũng sẽ giúp cho cơ quan quản lý thị trường kiểm soát các hành vi vi phạm trong hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán. Do vậy để thị trường chứng khoán Việt Nam đạt trình độ tiên tiến ngang bằng với các nước trong khu vực, hệ thống giao dịch chứng khoán thực hiện giao dịch các chứng khốn phái sinh thì điều kiện về hạ tầng kỹ thuật cho sự vận hành của thị trường phải đạt trình độ tương đương với các nước trong khu vực. Trong giai đoạn hiện nay và điều kiện kinh tế của Việt Nam thì thực hiện điều này là khơng khó, cái khó là ở chỗ chúng ta cần phải có khung pháp lý phù hợp với sự vận hành của hạ tầng kỹ thuật này cũng như nguồn nhân lực có trình độ đảm bảo yêu cầu cho hoạt động của thị trường.
Như vậy việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật cho sự vận hành của thị trường chứng khoán Việt Nam là vấn đề cần thiết nhằm góp phần rút ngắn chu kỳ thanh khoản của thị trường, đáp ứng yêu cầu giao dịch các chứng khoán phái sinh, đa dạng các lệnh giao dịch nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro khi cần thiết đối với nhà đầu tư. Hơn nữa việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật của thị trường chứng khoán sẽ tạo thuận lợi cho việc tham gia niêm yết chéo giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán các nước trong khu vực, đó là bước đi tất yếu trong việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
154
3.3.2. Phát triển chủng loại và số lượng hàng hóa cho thị trường
Hàng hóa trên thị trường chứng khốn Việt Nam hiện nay cịn hạn chế về số lượng và chủng loại. Hiện tại trên thị trường chứng khoán tập trung chỉ giao dịch: cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ. Từ sự hạn chế này thị trường chứng khoán chưa thật sự hấp dẫn nhà đầu tư về tính đa dạng trong hoạt động đầu tư, hơn nữa thị trường cũng cần có thêm nhiều cơng cụ tài chính khác để phịng ngừa và hạn chế rủi ro…Như vậy việc gia tăng chủng loại và số lượng hàng hóa cho thị trường vừa giải quyết nhu cầu đa dạng hóa các hình thức đầu tư của nhà đầu tư, vừa tăng khả năng huy động vốn từ nền kinh tế của thị trường chứng khoán nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Để thực thi mục tiêu này, chúng tơi đề ra các giải pháp sau:
• Giải pháp thứ nhất: tăng nguồn cung cổ phiếu
Theo như phân tích ở chương 2, số lượng doanh nghiệp Nhà nước đã, đang và sẽ chuyển sang công ty cổ phần vào khoảng 5.500 doanh nghiệp, ngoài ra cùng với số lượng các công ty cổ phần mới thành lập, như vậy trong nền kinh tế nước ta đang tồn tại hàng ngàn công ty cổ phần – những chủ thể rất linh hoạt trong việc huy động vốn. Tuy nhiên số lượng công ty niêm yết trên thị trường hiện nay còn hạn chế về số lượng và vốn. Do vậy cần phải gia tăng số công ty niêm yết nhằm tăng khả năng huy động vốn vừa nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp, đồng thời tăng tính minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Để thực hiện điều này, chúng ta cần thực thi các biện pháp sau đây:
- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia niêm yết bằng các biện pháp kinh tế. Theo đó, các cơng ty đủ điều kiện niêm yết (vốn, quản lý, tình hình tài chính…) khi tham gia thị trường sẽ miễn thuế TNDN trong vòng 5 năm kể từ ngày tham gia, sau đó sẽ xem xét giảm thuế trong các năm tiếp theo nhưng tối đa không quá 5 năm. Như vậy các doanh nghiệp tham gia thị trường sẽ có thời hạn khoảng 10 năm để được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, động lực này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực tham gia thị trường chứng khốn;
- Chính phủ cần thực thi chính sách tín dụng ưu đãi đối các doanh nghiệp niêm yết để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp này trong việc tiếp cận các nguồn vốn nhằm giúp
155
cho doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư;
- Áp dụng chính sách thưởng đối với các doanh nghiệp niêm yết tuân thủ các qui định của thị trường nhằm vừa khuyến khích các doanh nghiệp tham gia niêm yết vừa tạo ra một sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp luôn tự hồn thiện mình để nhận được những sự ưu đãi hợp lý từ Nhà nước cũng như nền kinh tế;
- Cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia niêm yết trên thị trường Việt Nam. Thực hiện điều này sẽ làm tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài, giúp các doanh nghiệp trong nước nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý, tăng cường tính minh bạch của nền kinh tế. Điều này giúp chúng ta có điều kiện tiếp cận với trình độ quản lý tiên tiến của các nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung và lĩnh vực chứng khốn nói riêng…
Thực thi đầy đủ và nghiêm túc các biện pháp này là liều thuốc kích thích các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là người “chiến thắng” trong cuộc đua giành được quyền niêm yết chứ không phải tham gia thị trường là do “cưỡng bức” phải tham gia. Qua đó cho thấy các doanh nghiệp tham gia niêm yết đã trải qua kỳ sát hạch nghiêm ngặt trong cơ chế cạnh tranh, điều này sẽ thu hút nhà đầu tư đến với doanh nghiệp tức là thơng qua đó chúng ta kích cầu chứng khốn. Tuy nhiên để tạo dựng hình ảnh thị trường chứng khốn lành mạnh, minh bạch, tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư thì các doanh nghiệp tham gia niêm yết phải ln tự hồn thiện mình. Cụ thể, chứng khoán của các doanh nghiệp trước khi tham gia niêm yết tập trung tại SGDCK nó được mua bán ở các thị trường mà nơi đó có những điều kiện ít khắc khe hơn, tức là chúng ta phải tổ chức nhiều “khu chợ” để giao dịch các loại hàng hóa với chất lượng và giá cả khác nhau. Qua quá trình sàng lọc và đánh giá của thị trường, những hàng hóa đạt yêu cầu sẽ đưa vào giao dịch tại các chợ tập trung (SGDCK) với hạ tầng kỹ thuật hiện đại, các quy phạm pháp luật rõ ràng, chặt chẽ…sẽ đáp ứng các yêu cầu về giao dịch, thanh tốn. Q trình sàng lọc này sẽ tiếp diễn sau đó, các doanh nghiệp niêm yết nếu khơng duy trì được các chuẩn mực, nguyên tắc của thị trường thì sẽ khơng được niêm yết tại SGDCK nữa mà chuyển sang các khu chợ khác với những điều kiện kém hơn và khi đó phải gánh chịu các biện pháp chế tài tương thích đối với
156
những vi phạm của mình. Như vậy để thực thi đều này chúng ta phải tổ chức song song hai hình thức thị trường: SGDCK và thị trường OTC. Hiện tại thị trường chứng khốn Việt Nam chỉ có hai hình thức: SGDCK và thị trường “chợ đen”, trong khi đó thị trường “chợ đen” không được quản lý và kiểm sốt nên gây ra tình trạng hỗn độn trong hoạt động giao dịch chứng khốn.
• Giải pháp thứ hai: Tăng nguồn cung trái phiếu
Hiện nay trên thị trường chứng khốn Việt Nam chủng loại trái phiếu do Chính phủ và các doanh nghiệp phát hành rất nhiều nhưng tính thanh khoản của cơng cụ này khá kém. Việc giao dịch trái phiếu chủ yếu diễn ra giữa các nhà đầu tư tổ chức với lượng vốn lớn, cho thấy nguồn cung trái phiếu dồi dào nhưng rất ít nhà đầu tư cá nhân quan tâm, trong khi đó trái phiếu là cơng cụ hữu hiệu giúp Chính phủ huy động vốn từ nền kinh tế cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thực thi chính sách tiền tệ. Do vậy để tăng tính thanh khoản cho trái phiếu và kích cầu đối với cơng cụ này chúng ta cần thực thi các giải pháp sau đây:
- Việc phát hành trái phiếu Chính phủ phải mang tính chun nghiệp: khơng nên phát hành nhiều đợt trong năm theo yêu cầu thực tế phát sinh mà phải có chiến lược huy động vốn dài hạn. Mỗi năm chỉ nên có hai đợt phát hành trái phiếu Chính phủ và các đợt phát hành này phải thực hiện công tác marketing như các đợt IPO của các doanh nghiệp, có như thế mới nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân. Hiện nay việc phát hành trái phiếu Chính phủ chỉ nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư tổ chức, tức Chính phủ huy động vốn gián tiếp từ nền kinh tế, điều này cho thấy chi phí huy động vốn cao làm giảm hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Mặt khác để tăng tính thanh khoản đối với trái phiếu thì trái phiếu cần phải được lưu ký tập trung;
- Việc định lãi suất của trái phiếu Chính phủ như hiện nay kém phần hấp dẫn đối với nhà đầu tư, cần thực hiện khung lãi suất có điều chỉnh theo thời gian với thời hạn tối đa 10 năm. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động khó lường trong giai đoạn hiện nay thì thời hạn 10 năm là khá dài, do vậy những trái phiếu có thời hạn dài ít nhận được sự quan của nhà đầu tư. Ngoài ra để tăng tính đa dạng của trái phiếu, Chính phủ cần phát hành trái phiếu bằng nội tệ và ngoại tệ để nhà đầu tư trong nước có nhiều lựa chọn cũng như thu hút được nhà đầu tư nước ngoài;
157
- Trái phiếu doanh nghiệp hiện nay hầu như bỏ ngõ do tính chất rủi ro cao, trong khi đó chưa có một tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm của các doanh nghiệp cho nên chưa làm yên lòng nhà đầu tư. Do vậy để tăng tính hấp dẫn của trái phiếu, các