3.3. Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
3.3.5. Thúc đẩy hoạt động giao dịch chứng khoán
Hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam tổ chức 2 SGDCK tại TP.HCM và Hà Nội với hơn 600 loại cổ phiếu, 510 loại trái phiếu và 5 loại chứng chỉ quỹ tham gia niêm yết. Để thúc đẩy thị trường phát hành phát triển nhanh cần phải đẩy mạnh hoạt động thị trường thứ cấp, cho nên hoạt động giao dịch chứng khoán nên tăng cường thời
163
lượng giao dịch vào các buổi chiều của các ngày làm việc trong tuần. Trước mắt ngoài hoạt động giao dịch như thường lệ cần tăng cường giao dịch vào các buổi chiều thứ hai, thứ tư, thứ sáu hàng tuần. Thời gian giao dịch bắt đầu tư 14h đến 17h và phương thức giao dịch và qui trình thanh tốn vẫn như hiện nay, sau thời gian này chúng ta sẽ nâng số ngày giao dịch trong tuần là 5 ngày.
Kinh nghiệm từ việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khốn của các nước thì thị trường cần tổ chức song song thị trường niêm yết và thị trường OTC để đáp ứng nhu cầu giao dịch của các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết. Điều này sẽ góp phần vào việc làm tăng tính thanh khoản của các loại chứng khoán, thúc đẩy thị trường phát hành tăng trưởng. Do vậy Việt Nam cần khẩn trương xây dựng thị trường OTC theo mơ hình của các nước để dễ quản lý hoạt động giao dịch chứng khốn và có biện pháp can thiệp kịp thời khi cần thiết để tránh tình trạng hoạt động giao dịch ngầm chứng khoán nhưng tác động rất lớn đến thị trường niêm yết và gây ra xáo trộn thị trường.
Ngồi ra để nâng cao mức độ tín nhiệm của nhà đầu tư đối với các chứng khoán niêm yết, đồng thời tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơng ty niêm yết thì ngồi các chỉ số chính: VNI-index và HNX-index cần xây dựng thêm 2 chỉ số VN100 và HNX100 để đo lường giá chứng khốn của 100 cơng ty niêm yết hàng đầu trên cả hai sàn giao dịch ( xây dựng theo như tiêu chí của chỉ số Dow Jones). Việc đưa ra 2 chỉ số VN100 và HNX100 này để đo lường rổ chứng khoán trên 2 SGDCK sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá thị trường về nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau về nhiều phương diện, lĩnh vực của nền kinh tế.
Về biên độ dao động giá chứng khoán trên hai sàn HNX và HOSE trước mắt nên thống nhất một biên độ là 5% chứ khơng nên áp dụng như hiện nay, vì điều này sẽ dẫn đến tình trạng đầu cơ giá tăng khi thị trường có biến động mạnh, đến khi thị trường đạt qui mơ lớn hơn thì nới rộng biên độ này lên 10%. Bên cạnh đó cần thúc đẩy hoạt động của Hiệp hội các nhà đầu tư chứng khoán (mà trước mắt là VAFI28) để tổ chức này có thể can thiệp vào hoạt động của thị trường trong những trường hợp cần thiết. Tổ chức này sẽ cùng với các cơ quan quản lý thị trường giám sát hoạt động của các thành viên
164
SGDCK để hướng thị trường phát triển phù hợp và cần nâng cao hơn nữa vai trị giám sát thị trường chứng khốn của UBCKNN.
3.3.6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán
Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới và khu vực ở mức độ sâu rộng và toàn diện, do vậy hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán giữa Việt Nam với các nước là một tất yếu khách quan. SGDCK TP.HCM cũng đã trở thành thành viên hiệp hội các SGDCK châu Á Thái Bình Dương vào năm 2008 là tín hiệu đáng mừng trong bước đường hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán. Tuy nhiên để thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng và phát triển bền vững cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác hợp tác quốc tế. Để thực hiện được điều này cần phải thực thi các giải pháp sau đây:
- Thực hiện việc niêm yết chéo chứng khoán giữa thị trường Việt Nam với thị trường
chứng khoán các nước.
Thực hiện điều này sẽ tạo sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước luôn tự hồn thiện mình để thu hút được nhà đầu tư không những trong nước mà kể cả nhà đầu tư nước ngồi, qua đó nâng cao cơng tác quản trị doanh nghiệp và tuân thủ pháp luật quốc tế. Ngoài ra qua đó giúp chúng ta đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư nước ngồi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Mặt khác thơng qua đó góp phần nâng cao tính chun nghiệp trong hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán của nhà đầu tư trong nước cũng như các chủ thể tham gia thị trường.
Trước mắt đưa các cơng ty có tên tuổi trên thị trường chứng khốn Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán các nước trong khu vực như Singapore, Hongkong. Thứ
nhất: nhằm tạo dựng hình ảnh của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế, thu
hút nhà đầu tư nước ngồi quan tâm đến chứng khốn Việt Nam cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ hai: Hai thị trường chứng khốn này mang tính quốc tế cao, với các chuẩn mực niêm yết khắc khe và là đại diện cho 2 thị trường tài chính phát triển bậc nhất trong khu vực. Trên cơ sở tiếp cận hai thị trường này sẽ có cơ hội và điều kiện để hoàn thiện và phát triển thị trường trong nước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
165
Thực hiện điều này sẽ thu hút nhà đầu tư đến với thị trường vì có nhiều chủng loại hàng hóa để lựa chọn cũng như có cơng cụ để phịng ngừa rủi ro. Qua đó giúp cho nhà đầu tư trong nước tiếp cận với những cơng cụ tài chính hiện đại, cũng như thúc đẩy việc hoàn thiện các định chế tài chính trong nước.
Một trong những lý do mà thị trường chứng khoán Việt Nam kém hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài là thị trường thiếu vắng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro. Do vậy cần khẩn trương đưa vào thị trường các chứng khoán phái sinh, vừa làm tăng tính hấp dẫn của thị trường vừa đa dạng hóa các hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khốn nhằm hồn thiện và phát triển thị trường tài chính trong nước cũng như làm tăng khả năng huy động vốn của nền kinh tế.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thị trường chứng khốn Việt Nam trong q trình hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của thị trường chứng khốn thế giới, chúng tơi đã phân tích, đánh giá và đề ra các mục tiêu của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. Những mục tiêu của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới chủ yếu tập trung vào các vấn đề chính là tăng mức cung và mức cầu của thị trường nhằm tăng khả năng huy động vốn từ nền kinh tế thơng qua thị trường chứng khốn. Bên cạnh đó phát triển các định chế tài chính góp phần cho sự vận hành thị trường một cách thông suốt trong khuôn khổ pháp luật phù hợp với thực tiễn. Thị trường cần có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia niêm yết sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp huy động vốn từ nền kinh tế và góp phần nâng cao tính minh bạch của nền kinh tế cũng như khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Cung cầu là hai nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng tăng trưởng và phát triển của thị trường nói chung và thị trường chứng khốn nói riêng, cho nên các chính sách, giải pháp của Nhà nước cũng như các cơ quan hữu quan tác động vào thị trường bằng cách nào đi nữa thì xét cho cùng là nhằm tác động vào thị trường để gia tăng cung cầu thị trường. Để đạt được mục tiêu thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững, thực sự trở thành kênh huy động quan trọng cho nền kinh tế, theo đánh giá của chúng tơi thì từ nay đến năm 2020 số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam phải đạt mức 4,3 triệu nhà đầu tư với mức vốn hóa tồn thị trường đạt khoảng 50,4 tỷ USD. Để thực hiện được điều này chúng ta cần phải thực thi nhiều giải
166
pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế của thị trường và có những chính sách, giải pháp tác động vào thị trường để thị trường phát huy các chức năng vốn có của nó góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.
KẾT LUẬN
Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn nhanh, nhiều và hiệu quả cho nền kinh tế, là định chế tài chính khơng thể thiếu của nền kinh tế thị trường. Việt Nam xây dựng và phát triển kinh tế thị trường, nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng gia tăng, do vậy việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khốn mang tính tất yếu và hợp quy luật phát triển kinh tế. Qua 10 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khốn Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình CPH các doanh nghiệp nhà nước, nâng cao công tác quản trị của các doanh nghiệp, là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, thúc đẩy và hoàn thiện các định chế tài chính và làm tăng tính minh bạch của nền kinh tế, góp phần vào việc tăng trưởng và phát triển kinh tế…Tuy nhiên bên cạnh những thành quả mà thị trường chứng khoán đã mang lại cho nền kinh tế đất nước, thị trường chứng khốn Việt Nam cịn những mặt hạn chế cần được khắc phục: tính minh bạch của thị trường chưa cao, các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán xảy ra thường xuyên gây rủi ro và thiệt hại cho nhà đầu tư, hàng hóa trên thị trường chưa đa dạng, thị trường tăng trưởng và phát triển chưa thật sự bền vững, hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán chưa chun nghiệp, thị trường có rất ít nhà đầu tư có tính dẫn dắt thị trường đó là các tổ chức đầu tư có chiến lược đầu tư lâu dài, pháp luật trong lĩnh vực chứng khốn cịn nhiều bất cập… Do vậy để thị trường chứng khoán thực sự là kênh huy động vốn nhanh, nhiều và hiệu quả cho nền kinh tế, góp phần hồn thiện và phát triển các thể chế tài chính, giúp thực thi các chính sách kinh tế hiệu quả thì việc khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt tích cực là việc làm cần thiết và cấp bách đối với các cơ quan hữu quan cũng như các chủ thể tham gia thị trường. Nội dung nghiên cứu của luận án này góp phần vào việc thực thi các mục tiêu đó, nhưng do phạm vi nghiên cứu và trình độ hạn chế nên không thể giải quyết hết các vấn đề thực tế khách quan của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên luận án cũng đã làm sáng tỏ một số vấn đề đang đặt ra đối với yêu cầu của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và tìm hướng đi cho thị
167
trường trong thời gian tới. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và kế thừa kiến thức về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán cùng với nỗ lực nghiên cứu của bản thân, chúng tôi thực hiện luận án với nội dung:“ Hoàn thiện và phát triển thị trường chứng
khốn Việt Nam” với mong muốn tìm ra các giải pháp để khắc phục những yếu kém
của thị trường, đưa thị trường phát triển lên một tầm cao mới. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được những lời chỉ dẫn và đóng góp quý báu của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và điều hành thị trường để luận án này được hoàn thiện hơn.