Hệ thống Ngân hàng tỉnh Sóc Trăng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 28 - 30)

CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TỈNH SÓC TRĂNG

2.1.2 Hệ thống Ngân hàng tỉnh Sóc Trăng:

Các loại hình NHTM theo hình thức sở hữu như sau:

Loại hình NHTM nhà nước: gồm 49 đơn vị ngân hàng các cấp, phòng giao

dịch, điểm giao dịch, cho vay. Cụ thể:

Chi nhánh NHTM nhà nước cấp 1 có 03 đơn vị, gồm: Ngân hàng AgriBank,

Ngân hàng BIDV, Ngân hàng MHB.

Ngân hàng Chính Sách Xã Hội, Ngân hàng Phát triển, 1 Quỹ tín dụng trung

ương, 12 Quỹ tín dụng cơ sở.

Các phòng giao dịch và chi nhánh cấp 3: 31 đơn vị.

Loại hình NHTM Cổ phần: đến cuối năm 2008 thì loại hình này có 3 chi

nhánh ngân hàng cấp 1: Ngân hàng SacomBank, Ngân hàng VietcomBank, Ngân hàng VietinBank, và 5 phòng giao dịch trực thuộc.

Trong năm 2008 tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động ảnh hưởng đến hoạt động tiền tệ - tín dụng, giá cả hàng hóa trên thị trường tăng cao, kéo theo sự

biến động về lãi suất, song các TCTD đã có những giải pháp linh hoạt, chủ động điều hành trong kinh doanh trên cơ sở bám sát định hướng phát triển hoạt động toàn ngành, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà nên hoạt động kinh doanh vẫn phát triển ổn định, các chỉ tiêu cơ bản đều tăng trưởng so với năm 2007 và tốc độ tăng trưởng nhìn chung đều tăng so với cùng kỳ năm trước.

2.2 Qui định về trích lập dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng tại Việt Nam theo

Quyết định 493 và Quyết định 18:

Sau 2 năm ban hành Quyết định 493, ngày 25/04/2007 NHNN đã sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế này bằng Quyết định 18. Cụ thể, rõ ràng và phù hợp với điều kiện thực tế của các TCTD là những tiêu chí mà NHNN hướng đến khi soạn thảo và ban hành Quyết định 18.

Quản lý rủi ro chặt chẽ hơn đối với các cam kết ngoại bảng

Theo Quyết định 18, các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay khơng huỷ ngang vơ điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể (gọi chung là các cam kết ngoại bảng) phải được TCTD đánh giá, phân loại theo 5 nhóm thay vì chỉ phân vào nhóm 1 như Quyết định 493. Điều này có nghĩa, các cam kết ngoại bảng có mức độ rủi ro tín dụng tương đương với các khoản nợ nội bảng được phân loại chặt chẽ hơn, phản ánh chính xác hơn rủi ro tín dụng của TCTD.

Quyết định 18 bổ sung thêm: Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày mà TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn, gốc và lãi đúng thời hạn cịn lại thì được phân loại vào nhóm 1. Việc bổ sung này giúp TCTD hạn chế việc buộc phân loại các khoản nợ quá hạn vài ngày vì lý do khách quan khơng xuất phát từ khả năng không trả nợ đúng hạn của khách hàng.

Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gồm nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và nợ gia hạn thời hạn trả nợ), Quyết định 18 bổ sung tiêu chí số lần cơ cấu lại để phân loại nợ, nhằm hạn chế việc TCTD thực hiện cơ cấu nợ tràn lan, không đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng. Và TCTD sẽ không thể sử dụng việc cơ cấu lại nợ để che dấu mức độ rủi ro thực tế của khoản nợ.

Tăng độ an toàn cho hoạt động ngân hàng:

Mặc dù, số tiền dự phòng cụ thể phải trích vẫn được tính dựa trên các yếu tố là tỷ lệ trích lập dự phịng (r), giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo (C) và số dư nợ gốc của khoản nợ (A) nhưng Quyết định 18 đưa ra các điều kiện đối với tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính số tiền dự phịng cụ thể phải trích, cụ thể: TCTD có quyền phát mại tài sản bảo đảm theo hợp đồng khi khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ đã cam kết; thời gian phát mại tài sản theo dự kiến của TCTD là không quá 1 năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và không quá 2 năm với tài sản là bất động sản. Trường hợp TCTD dự kiến việc phát mại tài sản bảo đảm quá thời hạn này hoặc khơng thể phát mại được thì (C) của khoản vay này là bằng khơng. Việc bổ sung này sẽ hạn chế tình trạng TCTD q trơng chờ vào tài sản bảo đảm, ngay cả tài sản bảo đảm khơng có khả năng chuyển đổi thành nguồn trả nợ thứ cấp khi quyết định cho khách hàng vay. Đồng thời, yêu cầu TCTD phải tự nâng cao năng lực quản lý tài sản bảo đảm để đảm bảo trích lập dự phịng rủi ro phù hợp với mơi trường kinh doanh thực tế.

Nhìn chung, Quyết định 18 đã cụ thể và làm rõ hơn một số quy định của Quyết định 493. Nhưng với đặc thù là các quy định mang tính ngun tắc, nên địi hỏi khi triển khai thực hiện, TCTD cần căn cứ tình hình cụ thể thực tế và các quy định liên quan để đưa ra các hướng dẫn nội bộ chi tiết, phù hợp hơn với đặc thù hoạt động của mình, đảm bảo việc quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện tốt.

2.2.1 Phân loại nợ và trích lập dự phịng cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)