Tác động đến cơ cấu nợ, phân loại nợ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 55 - 56)

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

2.5.1 Tác động đến cơ cấu nợ, phân loại nợ:

Theo các chỉ tiêu đánh giá và xếp loại nhóm nợ qui định tại QĐ 488 thì: - Các khoản nợ đã được ngân hàng xem xét cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ thì thuộc nhóm 1 là nhóm có tỷ lệ trích lập bằng 0.

- Các khoản nợ quá hạn được phân thành các mốc thời gian 0-180, 180-360 và trên 360 vào các nhóm nợ tương ứng 2, 3, 4.

Cịn tại QĐ 493 & QĐ 18 thì:

- Các khoản nợ điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ lần đầu, dù cịn trong hạn vẫn thuộc nhóm 2 có tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể là 5%.

- Mốc thời gian nợ quá hạn rút ngắn còn 0-90, 90-180, 180-360 và trên 360 được phân vào các nhóm nợ tương ứng 2, 3, 4, 5.

- Khoản 3 và 4 điều 6 QĐ 493 còn cho phép TCTD được phép phân loại nợ đó vào nhóm nợ có mức rủi ro cao hơn nếu TCTD đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm tương ứng với mức độ rủi ro.

Cách qui định phân loại nợ theo QĐ 493 với mốc phân định thời gian ngắn về nợ quá hạn được xem là phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, việc ra đời ngay thời điểm cịn tồn tại khá nhiều món nợ được gia hạn nợ và nợ quá hạn trên 90 ngày đã ảnh hưởng đến cơ cấu nợ và phân loại nợ của các TCTD. Sau đây là số liệu phân loại nợ theo QĐ 488 và QĐ 493 tại Ngân hàng MHB Sóc Trăng.

Bảng 2.7: Phân loại nợ theo QĐ 488 và QĐ 493 tại Ngân hàng MHB Sóc Trăng

Chỉ tiêu

Phân loại nợ tại ngày 31/12/2005 theo Quyết định 488 Quyết định 493 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 378 97,67% 366 94,57% Nhóm 2: Nợ cần chú ý 8 2,07% 12 3,10%

Nợ xấu: Nhóm 3 + 4 + 5 1 0,26% 9 2,33%

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn 1 0,26% 5 1,29% Nhóm 4: Nợ nghi ngờ - 0,00% 2 0,52% Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn - 0,00% 2 0,52%

Tổng giá trị các khoản nợ 387 100,00% 387 100,00%

*Về cơ cấu nợ:

Tại thời điểm 31/12/2005 Ngân hàng MHB phân loại nợ theo QĐ 488 thì cơ cấu nợ của Ngân hàng gồm 97,67% nợ trong hạn và 2,33% nợ quá hạn. Trong khi áp dụng QĐ 493 thì nợ trong hạn là 94,57%, nợ quá hạn là 5,43% trong đó nợ xấu chiếm tỷ lệ là 2,33%. Theo QĐ 493 thì nợ quá hạn đã tăng lên 1,3 lần. Điều này đồng nghĩa với cơ cấu nợ của Ngân hàng đã thay đổi theo chiều hướng xấu, chất lượng tín dụng giảm. Vì vậy, QĐ 493 đã có tác động lớn đến cơ cấu nợ ngân hàng khi áp dụng trong thực tế, làm thay đổi nhóm nợ bình thường sang nợ cần chú ý, ảnh hưởng đến mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng.

*Về phân loại nợ:

QĐ 488 chỉ phân 4 nhóm nợ, cịn QĐ 493 phân thành 5 nhóm nợ nhưng từ nhóm 3-5 thì được xem là nợ xấu, là một chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cao là tín hiệu khơng tốt cho các TCTD.

Trước đây các khoản nợ gia hạn hoặc nợ quá hạn dưới 180 ngày được NH đánh giá là có khả năng thu hồi . Tuy nhiên theo QĐ 493 thì nợ gia hạn lần đầu và nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày thì phân loại vào nhóm nợ xấu. Điều này làm tăng tỷ

lệ nợ xấu của ngân hàng cao làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng nợ của NH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)