Trình tự dùng dự phịng để xử lý rủi ro chƣa phù hợp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 64 - 65)

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

2.6.8 Trình tự dùng dự phịng để xử lý rủi ro chƣa phù hợp:

QĐ 493 và QĐ 18 ra đời mở ra một biện pháp xử lý rủi ro tín dụng phù hợp thơng lệ quốc tế. Theo đó “TCTD được sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng theo trình tự: sử dụng dự phòng cụ thể, phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, trường hợp phát mãi tài sản khơng đủ bù đắp thì được sử dụng dự phịng chung để xử lý đủ”. Tuy nhiên giải pháp này chưa phải là triệt để và hoàn thiện nhất. Việc sử dụng dự phòng kèm phát mãi tài sản theo qui định trong điều kiện hiện nay là thiếu tính khả thi. Vấn đề phát mãi tài sản là một quá trình nhiêu khê và tốn thời gian đồng nghĩa với việc ngân hàng khơng thể dùng dự phịng chung để xử lý nợ khi tài sản chưa được phát mãi. Điều này làm mất ý nghĩa của QĐ 493 là sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

Dù công tác phát mãi tài sản đã được nhiều cơ quan, bộ ban hành nhiều quyết định, nghị định, luật … thơng thống để xử lý như: Bộ luật dân sự, Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Thông tư 03/2007/TT-BTP, Thông tư 04/2007/TT-BTP, … trong đó có nhiều điểm mới như: cho phép ngân hàng trực tiếp bán tài sản, uỷ quyền cho bên thứ 3 bán tài sản, nhờ con đường tố tụng … Nhưng thực tế áp dụng thì khơng có ngân hàng nào có thể bán được TSTC theo qui định đã có.

Khi tài sản chưa phát mãi được, mà đã được sử dụng dự phòng cụ thể xử lý rủi ro, thì phần nợ nầy được chuyển ra theo dõi ngoại bảng, phần nợ còn lại theo dõi nội bảng. Trường hợp này gây khó khăn trong việc theo dõi một khoản nợ vừa hạch toán ở nội bảng lẫn ngoại bảng, làm việc xử lý khoản nợ này không dứt điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 64 - 65)