Thời gian thử thách để phân loại lại các khoản nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1): khơng phù hợp đối với khoản nợ ngắn hạn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 62 - 63)

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

2.6.5 Thời gian thử thách để phân loại lại các khoản nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1): khơng phù hợp đối với khoản nợ ngắn hạn:

hơn (kể cả nhóm 1): khơng phù hợp đối với khoản nợ ngắn hạn:

Tại muc a, b khoản 2 Điều 6 Quyết định 18 quy định : TCTD có thể phân loại lại các khoản nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi:

”Khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 06 tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn”

”Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 06 tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, 03 tháng đối

với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại”

Quy định trên chỉ đúng với các khoản nợ trung và dài hạn, nhưng lại không phù hợp đối với các khoản nợ ngắn hạn. Bởi vì khi TCTD thực hiện cho vay ngắn hạn (thời hạn 12 tháng không phân kỳ trả nợ gốc), khi đến hạn trả nợ khách hàng đó khơng có khả năng trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, đề nghị TCTD cho gia hạn thêm 12 tháng và được TCTD đánh giá là có khả năng trả nợ trong khoảng thời gian là 12 tháng sau thời hạn cho vay, nên TCTD chấp thuận cho gia hạn nợ 12 tháng. Như vậy, thời hạn được cơ cấu lại ở đây là 12 tháng. Đối với trường hợp này khách hàng dĩ nhiên sẽ không thực hiện trả đầy đủ nợ gốc và lãi tối thiểu trong vòng 3 tháng (nợ chưa đến hạn), mà chỉ trả nợ ở thời hạn cuối cùng, hoặc nếu khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi tối thiểu trong vòng 3 tháng (trả nợ trước hạn), nghĩa là khách hàng đã trả hết nợ. Vậy việc quy định TCTD phân loại lại khoản nợ đối với các khoản nợ ngắn hạn trên mất tác dụng. Tuy nhiên, có người lại cho rằng, quy định này chỉ áp dụng đối với các trường hợp TCTD chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhưng với điều kiện là thời hạn được cơ cấu lại phải phân kỳ hạn trả nợ, nếu việc phân kỳ đó khơng được khách hàng đồng ý thì TCTD khơng chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Thí dụ: TCTD cho khách hàng vay 500 triệu đồng, thời hạn cho vay 12 tháng. Đến hạn trả nợ cuối cùng khách hàng khơng có khả năng trả hết nợ gốc và lãi vốn vay và được TCTD chấp thuận cho gia hạn 12 tháng và 12 tháng được cơ cấu lại phân chia thành 4 kỳ hạn trả nợ (mỗi kỳ là 3 tháng). Giả sử khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại thì sau 3 tháng kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại thì số tiền nợ của các kỳ hạn tiếp theo được TCTD phân loại vào nhóm 1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)