Thời gian hạch tốn trích lập dự phịng chƣa phù hợp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 58 - 59)

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

2.6.1 Thời gian hạch tốn trích lập dự phịng chƣa phù hợp:

Đó là việc quy định các TCTD phải thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30/11 hàng năm cho năm tài chính đó. Có thể thấy đây là một quy định chưa đảm bảo sự phù hợp giữa các số liệu của kế toán, nhất là trong điều kiện ngành ngân hàng đã có sự đầu tư lớn về hệ thống cơng nghệ thông tin, áp dụng một cách mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động của mình. Chúng ta có thể thấy sự “khập khiễng”, khơng nhất qn của số liệu trình bày trên Bảng cân đối kế toán là: trên Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/X, việc phân loại nợ phải thể hiện số dư tại ngày đó, nhưng các số liệu liên quan đến dự phịng

rủi ro tín dụng thì thể hiện của ngày 30/11/X. Hơn thế nữa, nếu trong khoảng thời gian từ 30/11/X đến 31/12/X mà có nhiều khoản nợ có giá trị lớn được phân loại lại (chuyển sang các nhóm nợ khác tương ứng với các tỷ lệ trích lập dự phịng khác) thì rỏ ràng, số dự phòng cần lập tại ngày 31/12/X sẽ chênh lệch lớn so với số dự phòng cần lập tại ngày 30/11/X. Vì vậy, nếu TCTD lập Báo cáo tài chính theo qui định trên thì các số liệu trình bày trên Báo cáo tài chính là chưa phản ánh đúng tình hình tài chính của TCTD đó tại thời điểm cuối năm tài chính, đồng thời chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế: doanh nghiệp cần đánh giá vào ngày lập Bảng cân đối kế tốn, xem có bất cứ bằng chứng khách quan nào không về việc tài sản tài chính (trong đó bao gồm các khoản cho vay) có bị giảm giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)