Trích lập dự phịng: Nợ xấu và xử lý nợ xấu là một vấn đề rất khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 50 - 54)

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

2.4.2.1 Trích lập dự phịng: Nợ xấu và xử lý nợ xấu là một vấn đề rất khó

khăn đối với các TCTD. Nếu khơng có giải pháp triệt để và hữu hiệu để giải quyết nợ xấu tại các NH thì rất khó có thể xây dựng một hệ thống NH mạnh và hiện đại trong hội nhập kinh tế. Nhằm đẩy mạnh công tác xử lý nợ, hạn chế quy trách nhiệm quá lớn đối với người xét duyệt cho vay, ngoài các biện pháp truyền thống như: thu nợ trực tiếp, khởi kiện, phát mại tài sản…thì biện pháp trích lập DPRRTD rất được NH coi trọng. Việc trích lập này được hạch tốn vào chi phí kinh doanh.

Bảng 2.5: Trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tại các NHTM tỉnh Sóc Trăng

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Cộng

Năm 2006

Dư nợ cuối năm 4.111 926 51 58 38 5.184

Dư nợ bình quân trong năm 3.776,54

Số tiền trích lập dự phịng 12,33 4,78 13,15 15,17 10 55,44

Tỷ trọng/dư nợ bình quân 1,47%

Dự phòng cụ thể 0 2 13 15 10 40

Dự phòng chung 12,33 2,78 0,15 0,17 0 15,44 Năm 2007

Dư nợ cuối năm 7.198 730 78 71 213 8.290

Dư nợ bình quân trong năm 6.737,28

Số tiền trích lập dự phịng 32,39 5,09 15 16 54 122,48

Tỷ trọng/dư nợ bình quân 1,82%

Dự phòng cụ thể 0 1,80 14,65 15,68 54 86,13

Dự phòng chung 32,39 3,29 0,35 0,32 0 36,35 Năm 2008

Dư nợ cuối năm 8.378 728 63 60 285 9.514

Dư nợ bình quân trong năm 7.943,24

Số tiền trích lập dự phịng 50,27 6,16 12,50 14,53 57 140,45

Tỷ trọng/dư nợ bình quân 1,77%

Dự phòng cụ thể 0 1,79 12,12 14,17 57 85,08

Dự phòng chung 50,27 4,37 0,38 0,36 0 55,37

Theo qui định tại QĐ 493 ngồi khoản dự phịng cụ thể thì ngân hàng cịn phải trích lập khoản dự phịng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và phải trích đủ trong vịng 5 năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực (tức đến tháng 5/2010). Tỷ lệ trích lập dự phịng chung này được các TCTD phân lần lượt là 0,3% với số tiền trích là 15,44 tỷ đồng (năm 2006); 0,45% với số tiền trích là 36,35 tỷ đồng (năm 2007); 0,6% với số tiền trích là 55,37 tỷ đồng (năm 2008).

Cịn dự phịng cụ thể thì được trích theo tỷ lệ 0% (nhóm 1); 5% (nhóm 2); 20% (nhóm 3); 50% (nhóm 4); 100% (nhóm 5). Tỷ lệ này tăng dần nếu nợ ở các nhóm càng cao. Dự phịng cụ thể năm 2006 trích là 40 tỷ đồng chiếm 72,15% tổng số tiền trích lập dự phịng năm 2006 trong đó nhóm 4 trích 15 tỷ đồng chiếm 37,5% số tiền trích dự phịng cụ thể năm 2006. Năm 2007 tỷ trọng trích lập trên dư nợ bình quân là 1,82% tăng hơn năm 2006 (1,47%), đó là do số tiền trích lập dự phịng cụ thể tăng từ 40 tỷ (năm 2006) lên 86,13 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần. Trong đó dự phịng cụ thể của nhóm 5 tăng từ 10 tỷ lên 54 tỷ, có sự đột biến này là do nợ nhóm 5 ở năm 2007 tăng 560,53% so năm 2006. Đến năm 2008 tỷ trọng trích lập trên dư nợ bình qn có giảm chỉ cịn 1,77%, với tổng số tiền trích lập là 140,45 tỷ đồng. Trong đó dự phịng cụ thể là 85,08 tỷ đồng và dự phòng chung là 55,37 tỷ đồng.

2.4.2.2 Sử dụng dự phòng:

Khi khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ rủi ro cao thì ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp xử lý sau:

+ Phát mại tài sản: Ngân hàng nên cố gắng thuyết phục khách hàng tự

nguyện bán tài sản của mình. Nếu khách hàng khơng có thiện chí thì ngân hàng sẽ tiến hành bán tài sản cầm cố, thế chấp theo sự giám sát và phán quyết của cơ quan pháp luật.

+ Trả nợ thay: Yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay cho khách hàng vay vốn + Khởi kiện: Trong trường hợp cần khởi kiện, ngân hàng phải khẩn trương hoàn thiện ngay các thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện khách hàng

ty mua, bán nợ trở thành chủ nợ mới của khách nợ, một trong những quyết định quan trọng là liệu có thể có những chủ mới có thể chuyển đổi doanh nghiệp làm ăn có lãi hoặc bổ sung thêm vốn vào họat động kinh doanh để doanh nghiệp có thể tồn tại trong tương lai.

+ Các biện pháp khuyến khích trả nợ: Miễn, giảm một phần lãi suất, tính lại lãi, khơng tính lãi phạt … Biện pháp này áp dụng cho các khách hàng có thiện chí trả nợ gốc.

+ Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro: Về nguyên tắc, biện pháp này chỉ được

áp dụng đối với các khoản nợ xấu: sau khi ngân hàng đã áp dụng hết các biện pháp áp dụng và xử lý mà vẫn không thu hồi được nợ, hoặc các khoản nợ đã phát mãi hết tài sản nhưng vẫn còn chênh lệch âm (cả gốc và lãi); hoặc các khoản vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan mà không thể khắc phục được.

Sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp những khoản rủi ro tín dụng xảy ra làm lành mạnh hóa tài chính của ngân hàng chứ khơng có nghĩa là xóa hồn tồn nợ vay cho khách hàng. Đối với các khoản nợ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro thì chuyển theo dõi ngoại bảng. Những khoản nợ này sau khi được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro sẽ được theo dõi để tận thu. Ngân hàng vẫn phải dùng các biện pháp khắc phục và xử lý để thu hồi nợ.

Hiện tại về cách thức xử lý rủi ro, ngân hàng phải tuân thủ theo quyết định 493 và quyết định 18 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

Bảng 2.6: Sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Đvt: Tỷ đồng

Tên Ngân hàng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Dƣ nợ tổn thất Đã xử lý rủi ro Dƣ nợ tổn thất Đã xử lý rủi ro Dƣ nợ tổn thất Đã xử lý rủi ro SacomBank 0 0 0 0 0 0 VietcomBank 21,423 0 45,380 0 45,493 1,653 AgriBank 228,055 35,851 261,745 61,784 216,923 179,140 BIDV 13,520 8,561 78,083 8,445 75,979 1,244 MHB 0,067 0 0,230 0 0,285 0,001 VietinBank 0 0 2,372 0,070 2,993 0,157 Cộng 263,065 125,412 387,810 70,299 341,673 182,195

Nguồn: Phòng Thanh Tra – NHNN tỉnh Sóc Trăng

Để có cơ sở áp dụng chính sách sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng, từng TCTD thành lập hội đồng xử lý rủi ro theo Điều 13 và Điều 14 QĐ 493. Hội đồng lập ra để xem xét các hồ sơ nợ tồn đọng và nợ trả góp khó địi về: tình trạng pháp lý, chết – mất tích hay phá sản, khả năng trả nợ, thời gian quá hạn nợ, tiến trình xử lý nợ đến đâu … Hồn thành thủ tục trình xử lý rủi ro lên hội sở ngân hàng cấp trên. Sau khi có thơng báo chấp nhận xử lý của hội đồng cấp trên thì các chi nhánh hạch tốn xóa nợ trên nội bảng và hạch tốn các khoản nợ đã xử lý vào theo dõi ngoại bảng. Nợ tổn thất trên ngoại bảng được theo dõi liên tục trong 5 năm kể từ ngày chuyển sang, sau 5 năm nếu khoản nợ trên vẫn khơng thu hồi được thì Ngân hàng lập hội đồng xử lý xuất tốn xóa các khoản nợ đó trên ngoại bảng. Riêng đối với NHTM Nhà nước việc xuất toán chỉ được thực hiện sau khi được Bộ Tài Chính và NHNN chấp thuận. Trường hợp khoản nợ đã hạch toán trên ngoại bảng mà trong kỳ thu được nợ thì đơn vị hạch toán khoản thu vào thu nhập bất thường.

Qua số liệu trên thì chỉ có SacomBank là khơng có dư nợ tổn thất, cịn lại các TCTD khác đều có nợ tổn thất tăng lên ở các năm. Tổng dư nợ tổn thất và đã xử lý rủi ro qua 3 năm lần lượt là: năm 2006 là 263,065 tỷ đồng, 125,412 tỷ đồng; năm 2007 là 387,81 tỷ đồng, 70,299 tỷ đồng; năm 2008 là 341,673 tỷ đồng, 182,195 tỷ đồng. Trong đó, nợ tổn thất cao nhất là AgriBank chiếm tỷ lệ 63,49% (216,923 tỷ đồng/341,673 tỷ đồng) trên tổng dư nợ tổn thất và đã xử lý rủi ro 179,14 tỷ đồng, chiếm 98,32% tổng dư nợ đã xử lý rủi ro ở năm 2008. Đây là con số không nhỏ, đặc thù của AgriBank là cho vay chủ yếu để phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nên các đối tượng này thường có rủi ro thất thu hoạch kéo theo không thu được nợ gây tổn thất lớn cho ngân hàng. BIDV là Ngân hàng đã phân nhóm nợ theo phương pháp định tính, nợ tổn thất của BIDV tương đối cao, năm 2006 đã xử lý 8,561 tỷ đồng chiếm 63,32% trên số dư nợ tổn thất, năm 2007 số tiền đã xử lý rủi ro là 8,445 tỷ đồng chiếm 12% trên tổng số tiền xử lý của cả năm 2007, dư nợ tổn thất năm 2008 là 75,979 tỷ đồng chiếm 22,24% tổng số nợ tổn thất của năm 2008 và số tiền đã xử lý rủi ro là 1,244 tỷ đồng. Các Ngân hàng cịn lại thì số nợ tổn thất và xử lý rủi ro khơng đáng kể.

Một số TCTD có dư nợ tổn thất nhưng khơng xử lý rủi ro được là do TCTD cho rằng việc xử lý nợ nhóm 5 theo trình tự qui định khó thực hiện, do phải làm theo trình tự dùng dự phịng cụ thể trước, đến phát mãi tài sản, cuối cùng dùng dự phịng chung. Mà phát mãi tài sản thì kéo dài mà nếu xử lý được tài sản thì TCTD thu tất món nợ đó và không cần sử dụng đến số tiền dự phòng vì TCTD thường cho vay thấp hơn giá trị tài sản đảm bảo.

Hầu hết các TCTD sau khi hạch tốn sang ngoại bảng đối với các món nợ đã xử lý rủi ro thì xác suất để thu được món nợ xử lý để hạch tốn vào thu nhập bất thường thì rất thấp thậm chí khơng có. Và khi các khoản nợ được hạch tốn vào ngoại bảng thì hình như bị các TCTD lãng qn, khơng cịn nhớ đến để tiếp tục có biện pháp xử lý để thu hồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 50 - 54)