Thực trạng trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thƣơng mại tỉnh Sóc Trăng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 42 - 43)

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

2.4 Thực trạng trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thƣơng mại tỉnh Sóc Trăng:

Ngân hàng thƣơng mại tỉnh Sóc Trăng:

Để tiến gần hơn đến các chuẩn mực kế toán quốc tế trong hoạt động ngân hàng, ngày 22/4/2005, Thống đốc NHNN ký ban hành Quyết định 493 và Quyết định 18 có sửa đổi so Quyết định 493 thay thế Quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27/11/2000 ban hành Quy định về phân loại Tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD. So với Quyết định 488, Quyết định 493 và 18 đã đạt được những tiến bộ sau:

- Tạo ra cơ sở pháp lý để các TCTD tiến hành việc xác định thực trạng tài chính của mình một cách chính xác hơn, phù hợp với năng lực và khả năng quản lý của các TCTD Việt Nam.

- Yêu cầu các TCTD phải có sự nhìn nhận đúng đắn, khách quan hơn về chất lượng tín dụng của mình.

- Cung cấp cho các nhà quản lý của TCTD một phương thức phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro đang áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

- Cho phép các TCTD chủ động hơn trong việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng trên cơ sở các quy định có tính chất ngun tắc của Quyết định 493. - Quy định trong vòng 3 năm các TCTD phải xây dựng HTXHTDNB về khách hàng và hệ thống này sẽ là công cụ hữu hiệu giúp cho các TCTD trong việc quản lý rủi ro tín dụng và phân loại nợ để đánh giá chính xác hơn chất lượng, khả năng tổn thất trong hoạt động tín dụng và là cơ sở quan trọng cho việc đưa ra các chính sách về tín dụng, khách hàng, lãi suất, bảo đảm tiền vay… đồng thời đây là bước đi đầu tiên để tiến tới trích lập dự phịng theo IAS 39 và thực hiện tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II.

- Đối với NHNN, Quyết định 493 cho phép NHNN có được những thơng tin, số liệu đúng đắn, chính xác hơn về nợ xấu, chất lượng hoạt động tín dụng của từng TCTD và tồn hệ thống TCTD, đồng thời NHNN đánh giá chính xác hơn khả năng quản lý, kiểm soát nội bộ và khả năng chịu đựng rủi ro của từng TCTD và toàn hệ

thống TCTD, qua đó giúp cho NHNN thực hiện việc quản lý, thanh tra, giám sát các TCTD tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)