Chƣa phù hợp khi xác định giá trị khấu trừ của TSĐB(C) theo giá trị tài sản ghi trên hợp đồng đảm bảo hoặc biên bản định giá gần nhất đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 59 - 60)

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

2.6.2 Chƣa phù hợp khi xác định giá trị khấu trừ của TSĐB(C) theo giá trị tài sản ghi trên hợp đồng đảm bảo hoặc biên bản định giá gần nhất đƣợc

trị tài sản ghi trên hợp đồng đảm bảo hoặc biên bản định giá gần nhất đƣợc khách hàng thống nhất (nếu có):

Theo khoản 3 Điều 8 Quyết định 18 thì giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo (C) được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ khấu trừ quy định với:

- Giá trị của tài sản đảm bảo là động sản, bất động sản và các tài sản bảo đảm khác ghi trong biên bản định giá gần nhất được TCTD và khách hàng thống nhất (nếu có) hoặc hợp đồng bảo đảm…

Về nguyên tắc, tài sản đảm bảo cho một khoản nợ vay của khách hàng được dùng vào mục đích đảm bảo thanh tốn nợ vay cho TCTD khi khách hàng gặp rủi ro về tài chính khơng trả được nợ cho TCTD, vì vậy giá trị của tài sản đảm bảo càng sát với giá trị thị trường thì càng tránh được rủi ro cho TCTD.

Vấn đề bất cập ở đây là việc xác định giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo (C) đối với các khoản nợ có tài sản đảm bảo là động sản, bất động sản: theo quy định trên thì giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo (C) được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ quy định với giá trị của tài sản đảm bảo được ghi trong biên bản định giá gần nhất được TCTD và khách hàng thống nhất (nếu có) hoặc hợp đồng bảo đảm. Quy định này rất dễ thực hiện nhưng lại không đảm bảo cho việc trích lập dự phịng của TCTD sát và phù hợp với mức rủi ro mà TCTD dự tính sẽ gặp phải, bởi

vì việc tính tốn giá trị (C) khơng chính xác do giá trị tài sản ghi trên hợp đồng đảm bảo là giá trị của tài sản trong quá khứ (tại thời điểm ký hợp đồng đảm bảo), còn biên bản định giá gần nhất được TCTD và khách hàng thống nhất (nếu có), từ nếu

có ở đây dường như là không xảy ra vì từ khi thỏa thuận tài sản đảm bảo để giải

quyết khoản vay cho đến kết thúc hợp đồng thì hiếm khi thỏa thuận giá trị tài sản lại với khách hàng trừ trường hợp khách hàng rút bớt hay bổ sung tài sản đảm bảo. Và với một khoảng thời gian tương đối dài từ khi thỏa thuận giá trị tài sản đảm bảo trong biên bản định giá và ký kết hợp đồng đảm bảo cho đến thời điểm trích lập dự phịng, với những biến động lớn trên thị trường thì giá trị thực tế (giá trị thị trường) của tài sản đảm bảo khơng cịn phù hợp với giá trị ghi trên hợp đồng đảm bảo nữa; và nếu giá trị thị trường của tài sản đảm bảo giảm đi rất nhiều so với giá trị ghi trên hợp đồng đảm bảo của tài sản đó thì điều này sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn cho TCTD. Mặc dù NHNN đã đưa ra các tỷ lệ quy định để điều chỉnh giá trị (C) nhằm tránh được rủi ro cho TCTD, nhưng việc đưa ra tỷ lệ đó khơng có cơ sở chắc chắn để đảm bảo giá trị (C) sát với giá thị trường của tài sản đảm bảo. Câu hỏi đặt ra là tại sao NHNN không đưa ra quy định xác định giá trị (C) bằng giá trị thị trường của tài sản đó được điều chỉnh bởi một tỷ lệ nhỏ vừa phải để đảm bảo an toàn cho TCTD. Chúng ta đang tiến dần tới một nền kinh tế thị trường hồn hảo, thị trường động sản, bất động sản có những bước phát triển, giá cả công khai, minh bạch … (ngay cả khi định giá tài sản đảm bảo ở thời điểm cho vay, các TCTD cũng xác định theo giá thị trường; việc ban hành giá đất để đền bù trong xây dựng cơ bản của Nhà nước cũng được quy định sát với giá thị trường; việc xác định giá trị tài sản trong định giá doanh nghiệp để cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa cũng được xác định theo giá trị thị trường …) thì chúng ta nên xác định giá trị của tài sản đảm bảo theo giá trị thị trường, vừa sát thực tế lại vừa tránh được rủi ro cho các TCTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 59 - 60)