Quan điểm và mục tiêu trích lập dự phịng tại các Ngân hàng thƣơng mại tỉnh Sóc Trăng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 68 - 71)

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

THƢƠNG MẠI TỈNH SÓC TRĂNG

3.1 Quan điểm và mục tiêu trích lập dự phịng tại các Ngân hàng thƣơng mại tỉnh Sóc Trăng:

3.1 Quan điểm và mục tiêu trích lập dự phịng tại các Ngân hàng thƣơng mại tỉnh Sóc Trăng: tỉnh Sóc Trăng:

3.1.1 Quan điểm:

Theo các nhà chun mơn đánh giá Basel II sẽ giúp cho các ngân hàng có thể xây dựng cho mình một hệ thống phịng ngừa rủi ro hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, việc triển khai Basel II cũng chứa rất nhiều thách thức.

Basel II được dựa trên ba nguyên tắc trụ cột (pillar):

- Nguyên tắc trụ cột 1: Đưa ra những yêu cầu về vốn dự phòng rủi ro tối thiểu đối với các tài sản rủi ro của các tổ chức tài chính mà trong đó các khoản cấp tín dụng nội và ngoại bảng chiếm một tỷ trọng rất lớn.

- Nguyên tắc trụ cột 2: đặt ra các yêu cầu giám sát và trao trách nhiệm theo dõi cho giám đốc và các nhà quản lý cao cấp của tổ chức tài chính nhằm tăng cường thực thi các nguyên tắc về kiểm soát nội bộ và những hoạt động quản lý doanh nghiệp khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước.

- Nguyên tắc trụ cột 3: đòi hỏi các ngân hàng công khai thông tin nhiều hơn nhằm thực thi các qui tắc thị trường một cách có hiệu quả.

Tạo một sân chơi bình đẳng cho các tổ chức tài chính trên thế giới trên phương diện quốc gia và quốc tế là mục tiêu quan trọng nhất mà Uỷ ban Basel mong muốn khi đưa ra Hiệp định Basel II. Mặc dù việc vận dụng Basel II đối với mỗi ngân hàng để đảm bảo hoạt động an toàn và khả năng cạnh tranh phải dựa trên việc phân tích tính đặc thù của nền kinh tế quốc gia và của từng ngân hàng (quy mô, độ phức tạp, biến động của chính sách…) nhưng chắc chắn rằng các nguyên tắc và hướng dẫn của Basel II sẽ giúp cho các ngân hàng quản lý và kinh doanh rủi ro tốt hơn, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra, Basel II cũng giúp cho các ngân

hàng chủ động và biết cách thu thập dữ liệu có tính hệ thống và có tính định hướng cao dùng cho việc tính tốn và quản lý rủi ro.

Để phù hợp các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế, NHNN đã ban hành Quyết định 493, Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, Quyết định 18. Các quy định này được dựa một phần vào các nguyên tắc, hướng dẫn của Basel II. Đây là các bước triển khai cực kỳ quan trọng đối với hệ thống các NHTM Việt Nam lâu nay đang hoạt động trên các quy định quản lý rủi ro tương đối dễ dãi của NHNN.

Xuất phát từ những yếu tố trên, các NHTM trên địa bàn tiếp tục củng cố và phát triển quan điểm là duy trì và xây dựng chính sách về cơng tác trích lập dự phịng phù hợp quy định và thông lệ quốc tế. Hàng năm đều phải quan tâm đến công tác trích lập dự phịng, xây dựng chính sách cụ thể cho từng năm, gắn công tác quản trị rủi ro trong phương án xây dựng chính sách dự phịng. Quan điểm xây dựng chính sách trích lập dự phịng được thực hiện trên tiêu chí về Quản trị rủi ro tín dụng của Uỷ ban Basel, được phổ biến đến nhà quản trị cấp cao như sau:

+ Hội đồng quản trị: chịu trách nhiệm phê duyệt và định kỳ xem xét lại chính sách trích lập dự phịng – chiến lược và chính sách rủi ro tín dụng; nếu thuộc ngân hàng cổ phần thì thuyết phục cổ đông chấp nhận mức cổ tức hợp lý hàng năm sau khi đã sử dụng một phần lợi nhuận để trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Củng cố và kêu gọi cổ đông tiếp tục ủng hộ chính sách dự phòng rủi ro tín dụng để tăng năng lực tài chính, làm sạch bảng cân đối tài sản, tăng khả năng cạnh tranh. Lập kế hoạch tăng vốn điều lệ để tăng nguồn vốn trung và dài hạn nhằm an tồn hoạt động tín dụng.

+ Ban điều hành: chịu trách nhiệm thực hiện chính sách trích lập dự phịng, xây dựng các chính sách và quy trình để thực hiện, hạch tốn số tiền trích lập dự phịng vào chi phí kinh doanh, định kỳ hàng quý lên kế hoạch sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu đúng qui định. Sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm chi phí dự phịng, khơng lạm dụng.

+ Bộ phận quản lý tín dụng: đề xuất mục tiêu, chính sách trích lập dự phịng hàng năm trên cơ sở phân tích các khoản nợ xấu, tình hình thị trường và các tác

động của môi trường kinh doanh. Đánh giá các khoản nợ xấu, đề xuất danh sách khách hàng mất khả năng trả nợ để xử lý bằng dự phòng theo quy định.

+ Giám đốc chi nhánh, trưởng phòng giao dịch, Phòng quản lý rủi ro: thực hiện trích lập dự phịng cho từng khoản nợ, theo dõi diễn biến nợ, đề xuất biện pháp xử lý nợ, biện pháp sử dụng dự phòng rủi ro. Thu hút và cung ứng sản phẩm đến khách hàng trên tinh thần thông hiểu các qui định về quản trị rủi ro, kết hợp với bộ phận quản lý tín dụng theo dõi diễn biến nợ và biện pháp xử lý khi có nợ xấu xảy ra.

3.1.2 Mục tiêu:

Mục tiêu chung của các NHTM trên địa bàn, trên cơ sở đó từng NHTM xây dựng phương pháp thực hiện và cụ thể hố mục tiêu chung cho ngân hàng mình:

- Tiến tới phân loại nợ theo phương pháp định tính được áp dụng thống nhất cho tất cả các TCTD trên địa bàn.

- Hồn thiện chính sách dự phịng rủi ro mới, bao gồm các nội dung: xây dựng và hồn thiện HTXHTDNB, chính sách quản lý rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng, phân tích trách nhiệm và quyền hạn của người ra quyết định tín dụng. Trên cơ sở đó hình thành việc phân loại và trích lập dự phịng theo phương pháp định tính phù hợp thơng lệ quốc tế.

- Ưu tiên trích lập dự phịng cụ thể 100% vào chi phí kinh doanh hàng năm, dự phịng chung phải hồn tất và trích đủ theo quy định.

- Hàng quý đánh giá về chất lượng tín dụng của từng khách hàng, không né tránh và sẳn sang đưa vào nợ nhóm 5 các trường hợp khách hàng bị đánh giá suy giảm khả năng trả nợ.

- Phấn đấu giảm nợ xấu của ngân hàng xuống dưới tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới chuẩn theo quy định (3% đến 5%). Đề xuất chính sách hoặc có kiến nghị thay đổi mức trích lập dự phịng cho khoản nợ phát sinh ngay từ đầu dù nó chưa phát sinh dấu hiệu suy giảm theo nguyên tắc: nợ có tài sản đảm bảo tỷ lệ trích lập thấp, nợ khơng có hoặc có tài sản hình thành trong tương lai tỷ lệ trích lập cao.

Như vậy, chiến lược trích lập dự phịng trên đã làm rõ mối quan tâm của lãnh đạo các ngân hàng đối với cơng tác quản lý rủi ro tín dụng và đảm bảo mục

tiêu thường xuyên sử dụng biện pháp dự phịng như một giải pháp trọng tâm trong cơng tác xử lý nợ. Vấn đề còn lại là các ngân hàng sớm đặt ra các yêu cầu cho từng bộ phận, phòng, ban hội sở, từng chi nhánh, phòng giao dịch quán triệt và thực hiện đúng chính sách dự phịng trên để đạt được thành công nhất định. Cần cụ thể quá trình bằng cách ban hành một chiến lược với các mục tiêu cụ thể trên các đơn vị trong toàn hệ thống thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 68 - 71)