Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng Nhà Nƣớc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 75 - 78)

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

THƢƠNG MẠI TỈNH SÓC TRĂNG

3.3.2 Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng Nhà Nƣớc:

Nâng cao chất lượng của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC):

Một trong những bộ phận được NHTM sử dụng là Trung tâm thơng tin tín dụng (mạng CIC). Và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện quản trị rủi ro tốt là hệ thống thơng tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thơng tin càng cao thì rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các TCTD càng giảm. Vì vậy, việc hồn thiện hoạt động của CIC là rất cần thiết chẳng hạn như là: thơng tin tín

dụng phải bao hàm tất cả các thơng tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các TCTD, phải có sự phân tích thơng tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các NHTM. Để thực hiện được thì những vấn đề đặt ra cho CIC bao gồm:

Một là, CIC phải cập nhật được sự phân loại khách hàng theo từng khoản

nợ, đánh gía theo từng nhóm nợ của khách hàng. Yêu cầu đặt ra khá cao và bắt buộc là các TCTD phải chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo thông tin cho CIC. Nếu thông tin về khách hàng không được cập nhật thường xuyên, số liệu phản ánh khơng kịp thời thì tính pháp lý cũng như giá trị của thông tin do CIC cung cấp ra sẽ không đáp ứng được yêu cầu của sự đánh giá. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin do các TCTD báo cáo cũng như quá trình tổng hợp và quản trị kho dữ liệu, cung cấp thông tin, CIC cần phải có năng lực đủ mạnh. CIC cần phải chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, áp dụng chương trình tự động xử lý dữ liệu. Các cơ quan giám sát, đánh giá và các TCTD phải tham gia vào mạng của CIC và khai thác thông tin để đưa ra đánh giá nợ chính xác và kịp thời.

Hai là, ngồi việc cung cấp thơng tin tác nghiệp cho các TCTD, CIC phải

được giao nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ các tổ chức, đơn vị có chức năng và nhiệm vụ phân loại, đánh giá các khoản nợ của các khách hàng của TCTD. Trong trường hợp cần thiết, CIC cũng phải được các đơn vị giám sát đánh giá chất lượng nợ của các TCTD cung cấp thông tin về sự đánh giá các khoản nợ của các khách hàng. CIC phải được quyền cung cấp kết quả đánh giá phân loại nợ của TCTD, của đơn vị giám sát có chức năng đánh giá nợ cho các TCTD. Các đơn vị và TCTD được đáp ứng yêu cầu thông tin về khách hàng vay nợ tại CIC và những thông tin này giúp cho các đơn vị và TCTD có được cách nhìn tồn diện về tình hình dư nợ của khách hàng, có điều kiện để thực hiện việc đánh giá nợ một cách chính xác.

Ba là, địi hỏi khách quan đối với CIC đó là độ chuẩn xác và giá trị pháp lý

của các thông tin về các loại nợ của một khách hàng vay tại nhiều TCTD (từng loại nợ được đánh giá phân loại theo từng TCTD và có thể được đánh giá bởi đơn vị giám sát, đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước). Những thông tin do CIC cung cấp ra đòi hỏi phải phản ánh trung thực, khách quan và đặc biệt phải đảm

bảo tính thời gian. Nếu thông tin của CIC không được cập nhật thường xun, thì thơng tin đó sẽ sai lệch, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng.

Có lẽ sự hỗ trợ của CIC để có được một cách đánh giá đúng đắn (chính xác) về chất lượng nợ của khách hàng cũng giới hạn bởi cung cấp thông tin về sự đánh giá nợ. Trong giới hạn này, trách nhiệm pháp lý của CIC cũng được nâng lên một bước và phải có các quy định có liên quan để ràng buộc trách nhiệm các TCTD cung cấp thông tin về các khoản nợ (bao gồm cả thông tin về đánh giá nợ), trách nhiệm của CIC trong việc bảo mật và cung cấp có hệ thống và có trách nhiệm cung cấp thơng tin này cho các TCTD tự đánh giá và cho các cơ quan giám sát tài chính để đánh giá nợ.

Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết

lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thơng tin tín dụng được thơng suốt, kịp thời. Ngồi ra, NHNN cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà cịn phải có khả năng thu thập thơng tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê khô khan cho các NHTM tham khảo.

Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thơng tin về khách hàng để cạnh tranh. Vì vậy, NHNN nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thơng tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. Thanh tra Ngân NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời và có chế tài đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thơng tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch. Đồng thời, NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích các ngân hàng sử dụng thơng tin tín

dụng từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong q trình thẩm định cho vay.

Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật cho bộ phận quản lý rủi ro tại các NHTM để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm sốt rủi ro tín dụng. Thường xuyên tập huấn cho NHTM về các trường hợp phát sinh mới trong phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro, hướng xử lý với các trường hợp cụ thể. Định kỳ hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để giải đáp thắc mắc và vướng mắc trong quá trình thực hiện trích lập dự phịng rủi ro.

Đối với trường hợp đánh giá một khách hàng vay nhiều hồ sơ tại một TCTD, NHNN cần có giải pháp để áp dụng được các chuẩn mực quốc tế về đánh giá nợ, không đồng nhất mức độ suy giảm các khoản nợ cùng một nhóm nếu thực tế khoản nợ đó cịn có thể thu được.

NHNN cần có những qui định cụ thể về cơ chế đánh giá các loại nợ của một khách hàng vay tại các TCTD khác nhau. Cần thiết ban hành hoặc bổ sung thêm một số điều QĐ 493 về công tác đánh giá nợ của một khách hàng vay tại nhiều TCTD khác nhau. Có biện pháp chế tài các TCTD vi phạm không phối hợp trong đánh giá nợ theo tiêu chuẩn do NHNN ban hành. Trong đánh giá cần phải chú trọng thông tin do CIC cung cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)