Cần thường xuyên cảnh báo và xử lý sớm nợ nhóm 2:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 90 - 94)

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

THƢƠNG MẠI TỈNH SÓC TRĂNG

3.3.3.3 Cần thường xuyên cảnh báo và xử lý sớm nợ nhóm 2:

Ai cũng hiểu rằng, dẫn đến nguy cơ nợ qúa hạn, nợ xấu có nhiều nguyên nhân từ môi trường kinh doanh, những rủi ro từ phía người vay và cả yếu kém chủ quan của NHCV. Riêng các nguyên nhân chủ quan về phía ngân hàng dẫn đến nợ

xấu thì hầu hết bắt nguồn từ cơng tác thẩm định, kiểm sốt tín dụng khơng tn thủ các nguyên tắc trong thẩm định và kiểm sốt tín dụng.

Nhìn từ gốc độ khác thì nợ nhóm 2 phát sinh cao cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng cao. Vì vậy các ngân hàng không nên chủ quan với nợ nhóm 2 mà phải cần lưu tâm cảnh báo, sớm phân tích ngun nhân và có biện pháp tín dụng ngay từ đầu, khơng để kéo dài thời gian qúa hạn, dễ dẫn đến nguy cơ nợ xấu.

Qui chế cho vay của TCTD đối với khách hàng theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 và hướng dẫn của các NHTM qui định việc xử lý nợ vay khi khách hàng không trả nợ đúng hạn là: "... Đến thời

điểm trả nợ gốc và / hoặc lãi đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng (HĐTD) hoặc từng giấy nhận nợ, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn, NHCV đánh gía là khơng có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc và/ hoặc lãi thì tồn bộ số dư nợ gốc của HĐTD đó là nợ qúa hạn”

Rõ ràng, khách hàng chỉ cần qúa hạn nợ gốc và/hoặc lãi vay một ngày thơi, cũng đủ để tồn bộ dư nợ gốc của HĐTD bị chuyển sang nợ qúa hạn, phân loại vào trạng thái nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý). Đó là chưa nói đến việc phân tích định tính về khả năng trả nợ bị suy giảm, ước lượng mức tổn thất gía trị nợ gốc để phân vào nợ nhóm 2. Ở một số Ngân hàng trên địa bàn, chính sách phân loại nợ trên được thực hiện tự động hóa một cách minh bạch trên phần mềm quản lý nợ toàn hệ thống khiến cho nợ quá hạn các nhóm tự động phát sinh trên hồ sơ quản lý món vay và cân đối kế tốn. Trong khi đó, một số ít CBTD thiếu sâu sát món vay, khi có nợ quá hạn chỉ kiểm tra qua loa, nghe theo khách hàng, để bảo vệ mình trước sự thẩm tra của cấp trên thường giải trình ngun nhân qúa hạn nhóm 2 bằng điệp khúc “qúa

hạn tạm thời do chậm kỳ lãi và /hoặc gốc, sẽ thu hồi vào tháng……, trở về nợ trong hạn”. Giải trình này mới nghe qua xem chừng có thể chấp nhận vì “chỉ qúa hạn tạm

thời do khó khăn khách quan cịn nói chung khách hàng đang hoạt động kinh doanh tốt”. Tuy nhiên, nếu lãnh đạo tín dụng, phịng Quản lý Rủi ro & Nợ có vấn đề

không cảnh báo, đôn đốc CBTD điều tra ngay khách hàng để xác định nguồn gốc sâu xa nguyên nhân “chậm trả tạm thời” thì dần dần sẽ tạo nên tâm lý chủ quan, ỷ lại, không kiểm tra sâu sát khách hàng, đến khi qúa hạn nhiều ngày, phát hiện khách hàng thực sự suy giảm khả năng trả nợ thì nợ xấu (nhóm 3 trở lên) là điều khơng thể tránh khỏi và mọi biện pháp xử lý lúc này là qúa trễ và kém tác dụng. Cũng cần nói thêm, hiện nay tại các địa phương đã ngày càng phát triển một dịch vụ tín dụng mới: “Dịch vụ đáo hạn nợ ngân hàng”. Theo đó, các chủ cho vay bên ngoài sẵn sàng nhận tài sản cầm cố, thế chấp để cho vay nóng trả thay khoản tiền lãi/gốc đến hạn tại các NHTM nhằm “cứu giúp thân chủ” trước mắt thoát cảnh nợ qúa hạn cả HĐTD, cịn sau đó thì người vay lại tiếp tục tìm nguồn để giải chấp món vay nóng này. Thủ thuật này đã “bịt mắt” CBTD, khiến CBTD có niềm tin với người vay, chủ quan, khơng cịn nghi ngờ, thậm chí bỏ ý định kiểm tra món vay định kỳ. Trong những trường hợp này, ngay cả nợ vay trong hạn (nợ đủ tiêu chuẩn - nhóm 1) nhưng thực chất năng lực tài chính đã suy giảm, là mối đe dọa tiềm ẩn của NHCV.

Yêu cầu cảnh báo sớm nợ nhóm 2 địi hỏi CBTD phải kiểm tra trực tiếp và thu thập thông tin về khách hàng để giải đáp ngay câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến chậm trả lãi và/hoặc gốc của khách hàng? (Nguyên nhân trực tiếp: do lỗ một phi vụ, do công nợ không thu được, do mất một phần thị trường, do lô sản phẩm hỏng không bán được, do bị lừa đảo …; Nguyên nhân sâu xa: do thiếu vốn chủ sở hữu, lỗ kéo dài, dòng ngân qũy âm, đầu tư tràn lan, sử dụng vốn sai mục đích, dự án kém hiệu qủa, mất thị trường đầu vào, đầu ra, năng lực quản lý yếu…). Để phòng ngừa thủ thuật vay đáo hạn nợ như đã nêu thì kể cả trường hợp khách hàng có nguồn trả nợ nhóm 2, CBTD cũng cần “viếng thăm” khách hàng để tìm hiểu xem nguồn trả nợ từ đâu. Nếu khoản nợ nhóm 2 qúa hạn được khắc phục không qúa 30 ngày, nguồn trả nợ thực chất từ chu chuyển vốn kinh doanh lành mạnh thì có thể n tâm về tình hình tài chính người vay. Ngược lại nếu việc chậm lãi/gốc được xác định là có dấu hiệu, nguyên nhân bất ổn trong kinh doanh thì rõ ràng khơng cịn là tình huống chậm trả lãi tạm thời mà CBTD phải báo cáo lãnh đạo tín

dụng và đề xuất xử lý. Lúc này việc phát hiện, cảnh báo sớm sẽ có tác động tích cực cho cả hai bên (người vay lẫn NHCV) cịn kịp thời gian toan tính khắc phục hay ít ra là cả hai bên khơng tiếp tục dấn sâu vào những khó khăn nhiều hơn nữa. Nếu qúa hạn do một lô hàng thua lỗ, một khoản cơng nợ đọng … cũng cịn lời cảnh báo của NHCV để người vay tìm nguồn trả nợ, đồng thời sốt xét, sửa đổi quyết định kinh doanh nhằm phòng tránh rủi ro. Nếu quá hạn do những khó khăn tài chính sâu xa thì kết qủa này giúp cả hai bên cùng thông đạt lẫn nhau về giải pháp trả nợ, thống nhất lộ trình xử lý nợ tồn diện. Riêng với NHCV, cần xây dựng sẵn một ma trận xử lý tín dụng hợp lý tùy vào chuyển biến thực tế tình hình.

Với ý nghĩa là nợ cần chú ý, thời gian qúa hạn dưới 90 ngày hoặc đánh gía theo tỷ lệ tổn thất gía trị nợ gốc, mức độ suy giảm khả năng trả nợ, nợ nhóm 2 được coi như chiếc nhiệt kế đo lường và cảnh báo sớm mức độ rủi ro tín dụng tại NHCV. Cho dù là món vay lớn hay món vay nhỏ, cho vay doanh nghiệp nhà nước hay kinh tế dân doanh, cho vay có hay khơng có tài sản bảo đảm thì khả năng phát sinh nợ nhóm 2, nguy cơ chuyển từ nợ nhóm 2 sang nợ xấu là hết sức tiềm ẩn ở mọi chi nhánh NHCV nếu CBTD còn tư tưởng chủ quan, kiểm tra hời hợt rồi đánh gía là qúa hạn tạm thời.

Kết luận Chƣơng 3:

Trong chương 3, tác giả đã đề ra một số giải pháp cần thiết nhằm hoàn thiện phân loại, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng. Trong đó có giải pháp liên quan đến các cơ quan hữu quan như hồn thiện hệ thống thơng tin minh bạch kịp thời đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của các ngân hàng, thay đổi một số điểm trong các Quyết định của NHNN về phân loại và trích lập dự phòng. Cộng thêm các giải pháp liên quan trực tiếp đến bản thân ngân hàng trước khi quyết định đầu tư tín dụng để hạn chế đến mức thấp nhất phải trích lập dự phịng nhiều ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 90 - 94)