Sử dụng dự phòng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 37 - 39)

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

2.2.3 Sử dụng dự phòng:

TCTD sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:

- Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.

- Các khoản nợ thuộc nhóm 5 được quy định tại Điều 6 và Điều 7 Quy định này. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính Phủ xử lý, TCTD được sử dụng dự phịng (nếu có) để xử lý rủi ro tín dụng.

Theo Điều 11 Quyết định 493 và Quyết định 18:

TCTD thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:

- Sử dụng dự phòng cụ thể quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quy định này để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.

- Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: TCTD phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

- Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phịng chung để xử lý đủ.

Việc TCTD sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng khơng phải là xố nợ cho khách hàng. TCTD và cá nhân có liên quan khơng được phép thơng báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng.

Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, TCTD phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch tốn nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.

Sau 05 năm kể từ ngày sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng, TCTD được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng. Riêng đối với các NHTM Nhà nước, việc xuất toán chỉ được phép thực hiện khi có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh đã sử dụng mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ và phải được Bộ Tài chính và NHNN chấp thuận bằng văn bản”

Trình tự, hồ sơ thủ tục để tiến hành việc xử lý rủi ro tín dụng (xem Phần Phụ Lục - Điều 13, 15 Quyết định 493 và Quyết định 18)

2.2.4 Hạch tốn, báo cáo:

- Dự phịng chung và dự phịng cụ thể được hạch tốn vào chi phí hoạt động của TCTD.

- Dự phòng chung và dự phịng cụ thể được hạch tốn vào tài khoản “Dự phòng rủi ro”. TCTD thực hiện hạch tốn việc trích lập, sử dụng dự phịng, số tiền thu hồi được sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN.

TCTD phải báo cáo việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định về Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD do NHNN ban hành.

Trước ngày 15 tháng thứ hai của mỗi quý, TCTD phải báo cáo việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng cho Bộ Tài chính và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi TCTD đặt trụ sở chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 37 - 39)