Phân nhóm nợ theo Quyết định 493 và Quyết định 18 tại các Ngân hàng thƣơng mại tỉnh Sóc Trăng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 43 - 49)

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

2.4.1 Phân nhóm nợ theo Quyết định 493 và Quyết định 18 tại các Ngân hàng thƣơng mại tỉnh Sóc Trăng:

hàng thƣơng mại tỉnh Sóc Trăng:

Kết quả phân loại nợ sẽ cho thấy khả năng thu hồi vốn của khoản vay, từ đó đánh giá được mức độ tín nhiệm của khách hàng vay và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vay thêm, vay lại của khách hàng ở bất kỳ ngân hàng nào.

Theo Quyết định 493, TCTD thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng cụ thể theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7. Về cơ bản, việc phân loại nợ theo Điều 7 là đánh giá tồn diện năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng, áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá theo thông lệ quốc tế (Basel II), khá sát với thông lệ quốc tế, đánh giá được tổng quát các dạng rủi ro tiềm ẩn. Còn việc phân loại nợ theo Điều 6 chỉ dựa trên việc đánh giá khả năng trả nợ của từng khoản vay riêng lẻ. Theo đó, thì ngân hàng chỉ nhìn vào một khoản vay và nếu khách hàng trả nợ đúng hạn thì khách hàng đó tốt. Thậm chí, trong nhiều trường hợp khách hàng chưa trả được nợ thì gia hạn nợ hoặc CBTD "xoay" đủ kiểu để khách hàng có tiền đáo nợ là xong. Và thế là khách hàng và khoản nợ trên cứ yên vị ở nhóm "đẹp"; khách hàng thêm một thời gian khơng phải lo ngay ngày trả nợ cịn ngân hàng chỉ trích lập dự phịng rủi ro ít hơn, có nhiều vốn để quay vịng hơn...Yếu tố con người quyết định rất lớn, dễ xảy ra tiêu cực. Nhìn bề ngồi, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hay TCTD đó rất thấp, tỷ lệ an tồn rất cao và mặc nhiên, họ được "bơi" lên mình thứ "nước hoa" thơm phức. Hay nói cách khác phân loại theo Điều 6 là nhìn vào khoản nợ vay để đánh giá, cịn Điều 7 thì nhìn vào khách hàng để đánh giá.

Dưới đây là số liệu về phân nhóm nợ theo Điều 6 Quyết định 493 của các NHTM tỉnh Sóc Trăng (chỉ có BIDV là Ngân hàng đầu tiên tiên phong phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493).

Bảng 2.3: Tình hình phân nhóm nợ theo QĐ 493 và QĐ 18 của các NHTM trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Đvt: Tỷ đồng

Nhóm nợ Số liệu 31/12/2006 Số liệu 31/12/2007 Số liệu 31/12/2008

Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ Nhóm 1 4.111 79,30% 7.198 86,83% 8.378 88,06% Nhóm 2 926 17,86% 730 8,81% 728 7.65% Nhóm 3 + 4 + 5 147 2,84% 362 4,37% 408 4,29% Nhóm 3 51 0,98% 78 0,94% 63 0,66% Nhóm 4 58 1,12% 71 0,86% 60 0,63% Nhóm 5 38 0,73% 213 2,57% 285 3,00% Tổng giá trị các khoản nợ 5.184 100,00% 8.290 100,00% 9.514 100,00% Cam kết ngoại bảng thuộc nhóm 1 26 0,50% 66 0,80% 94 0,99%

Nguồn: Phịng Thanh Tra – NHNN tỉnh Sóc Trăng

Biểu đồ 3: Phân nhóm nợ theo QĐ 493 và QĐ 18 của các NHTM trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Đến cuối năm 2008 tổng dư nợ tồn tỉnh là 9.514 tỷ đồng, trong đó số dư bảo lãnh theo dõi ngoại bảng hạch tốn vào nhóm 1 là 94 tỷ chiếm 0,99% tổng dư nợ. So với năm 2007 dư nợ tăng 1.224 tỷ đồng, tăng 14,76% và so năm 2006 tăng 83,53% trong đó số dư bảo lãnh hạch toán ngoại bảng năm 2008 tăng 0,19% so năm 2007 và tăng 0,49% so năm 2006. Cụ thể cơ cấu từng nhóm nợ như sau:

Nợ nhóm 1 năm 2008 là 8.378 tỷ đồng, chiếm 88,06% tổng dư nợ. Năm 2007 là 7.198 tỷ đồng, chiếm 86,83% tổng dư nợ và năm 2006 là 4.111 tỷ đồng, chiếm 79,3% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ nhóm 1 ở năm 2006 tăng từ 79,30% lên 86,83% năm 2007 và 88,06% ở năm 2008. Điều này chứng tỏ có sự chuyển biến ở nợ nhóm 2 và nợ xấu qua các năm.

Nợ nhóm 2 có sự chuyển biến qua các năm, ở năm 2006 là 926 tỷ đồng, chiếm 17,86% tổng dư nợ, giảm xuống còn 8,81% ở năm 2007 và 2008 là 7,65%. Giảm nợ nhóm 2 qua các năm cũng có thể là điều khả quan hơn nếu như các khoản khoản nợ này trở về nhóm 1, cịn nếu các khoản nợ này chạy sang nhóm 3, 4 hoặc 5 thì sẽ làm cho nợ xấu tăng cao.

Trước đây, tỷ lệ nợ quá hạn được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng, do đó một số ngân hàng đối phó bằng cách thường xuyên gia hạn nợ nên tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Theo QĐ 493 qui định nợ xấu có thể bao gồm nợ trong hạn nếu TCTD có đủ cơ sở để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm. Ngược lại khoản nợ q hạn có thể khơng là nợ xấu nếu được xếp vào nợ nhóm 2.

Nợ nhóm 2 có xu hướng giảm qua các năm nhưng lại nợ xấu tăng qua các năm chứng tỏ sự chuyển biến của nợ nhóm 2 là không khả quan do nợ nhóm 2 đã chuyển dần sang nhóm nợ xấu. Đến cuối năm 2008 nợ xấu là 408 tỷ đồng chiếm 4,29% tổng dư nợ, về số tuyệt đối thì nợ xấu năm 2008 tăng 46 tỷ đồng so năm 2007, cịn số tương đối thì giảm do tổng dư nợ năm 2008 tăng hơn 2007 làm tỷ lệ nợ xấu 2008 chỉ còn 4,29% trong khi năm 2007 là 4,37% và năm 2006 là 2,84%.

Biểu đồ 4: Nợ xấu của các NHTM trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng 2006-2008

Năm 2008 tổng nợ xấu là 408 tỷ đồng chiếm 4,29% tổng dư nợ, trong đó tỷ lệ nợ nhóm 5 rất đáng cảnh báo tăng qua các năm, từ 38 tỷ ở năm 2006 chiếm 0,73% tổng dư nợ năm 2006 tăng lên 2,57% ở năm 2007 và 3% ở năm 2008.

Nợ xấu toàn tỉnh chiếm 4,29% ở năm 2008, tỷ lệ này vẫn nằm trong tỷ lệ cho phép của NHNN nhưng trong đó có một số TCTD trên địa bàn có tỷ lệ nợ xấu cao, vượt mức qui định hoặc có tỷ lệ nợ xấu cao hơn mức toàn tỉnh như: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (6,48%), Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển (3,79%), Ngân hàng Công Thương (2,77%), Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (2,16%), cịn lại các TCTD khác có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của từng TCTD đều không đáng kể.

Theo đánh giá của Cơng ty Kiểm tốn quốc tế Ernst & Young, nếu thực hiện phân loại khách hàng và nợ theo Điều 7 sẽ trung thực hơn, khi đó tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng thêm 2 - 3 lần so với cách phân loại định lượng chỉ dựa vào thời gian quá hạn của khoản vay, dẫn đến việc các NHTM phải trích lập dự phịng rủi ro nhiều hơn, lợi nhuận giảm. Mà muốn thực hiện được Điều 7 thì phải xây dựng thành cơng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với khách hàng. Đặc biệt khi những biến động bất lợi của kinh tế trong năm 2008 có ảnh hưởng trực tiếp và tức thời đến

kết quả xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng thơng qua các chỉ tiêu về tình hình tài chính của DN. Nó khơng chỉ giúp ngân hàng phân loại nợ trung thực hơn mà cịn là cơng cụ tư vấn, giúp ban lãnh đạo có định hướng chiến lược kinh doanh rõ ràng, hướng nhiều hơn về khách hàng.

Được biết, BIDV là ngân hàng đầu tiên thực hiện chính sách trích lập dự phịng rủi ro theo Điều 7. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV (năm 2005) là 12,47%, trong khi đó theo chuẩn mực quốc tế do kiểm toán quốc tế thực hiện (triển khai phân loại theo điều 7) thì kết quả này lên đến 31%. Cuối năm 2007, tỷ lệ nợ xấu của BIDV (áp dụng theo điều 7) là 3,9%, nhưng nếu phân loại theo quy định tại điều 6 sẽ chỉ cịn khoảng 1,57%. Nhờ đó, hiện các tiêu chí phân loại nợ của BIDV đã tiệm cận chuẩn mực thông lệ quốc tế; HTXHTDNB của BIDV phản ánh khá chính xác chất lượng tín dụng theo thơng lệ quốc tế, để từ đó đưa ra được các biện pháp, giải pháp xử lý nợ xấu và kiểm soát nợ xấu phát sinh.

Do những nhược điểm của việc phân loại nợ theo Điều 6 nên Quyết định 493 có quy định trong thời gian tối đa 3 năm, TCTD phải xây dựng HTXHTDNB để thực hiện phân loại nợ theo Điều 7. Như vậy, chậm nhất tháng 6 năm 2008, các TCTD phải hoàn thành xây dựng và chính thức áp dụng HTXHTDNB. Nhưng đến thời điểm hiện nay, nhiều NHTM vẫn đang thực hiện phân loại nợ theo Điều 6 Quyết định 493.

Do trong qui định vấn đề phân loại nợ theo phương pháp định lượng, hay định tính vẫn chưa được triển khai áp dụng thống nhất cho tất cả các TCTD nên trên địa bàn hiện còn rất nhiều TCTD phân loại theo Điều 6 và chỉ có BIDV là ngân hàng đầu tiên phân loại nợ theo Điều 7 QĐ 493 còn Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) còn đang trong giai đoạn thử nghiệm để áp dụng HTXHTDNB vào để phân loại nợ theo phương pháp định tính phù hợp với thơng lệ quốc tế.

Bảng 2.4: Thử nghiệm áp dụng phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính tại Ngân hàng MHB Sóc Trăng tại thời điểm 31/12/2008

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Phân loại nợ theo phƣơng pháp

Định lƣợng Định tính Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 571 96,94% 495 84,04% Nhóm 2: Nợ cần chú ý 5 0,85% 57 9,68% Nợ xấu: Nhóm 3 + 4 + 5 13 2,21% 37 6,28% Tổng giá trị các khoản nợ 589 100,00% 589 100,00%

Nguồn: Phịng Kinh Doanh – Ngân hàng MHB Sóc Trăng

Biểu đồ 5: Phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng và định tính tại Ngân hàng MHB Sóc Trăng tại thời điểm 31/12/2008

Khi áp dụng thử nghiệm phương pháp định tính thì nợ đủ tiêu chuẩn nhóm 1 lập tức giảm còn 84,04% trong khi phương pháp định lượng là 96,94% tổng dư nợ. Nợ nhóm 2 tăng gấp 10,4 lần từ 5 tỷ bằng 0,85% tổng dư nợ lên 57 tỷ chiếm tỷ lệ 9,68% tổng dư nợ. Nợ xấu thì từ 2,21% tăng lên 6,28% tổng dư nợ.

Kết quả thử nghiệm áp dụng phân loại nợ theo phương pháp định tính của Ngân hàng MHB Sóc Trăng và thí điểm của BIDV là nguyên nhân chung cho các

TCTD không mặn mà với việc thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 QĐ 493. Việc NHNN dùng tỷ lệ nợ xấu là một trong những cơ sở để đưa ra các quyết định liên quan đến chất lượng hoạt động kinh doanh của các TCTD, điều này ảnh hưởng đáng kể đến uy tín, thu nhập của ngân hàng, cũng là lý do khơng khuyến khích họ áp dụng chính sách phân loại nợ thận trọng và họ có xu hướng vẫn tiếp tục áp dụng các phương pháp phân loại nợ theo yếu tố định lượng mặc dù đã quá thời hạn qui định (tối đa là tháng 04/2008) phải xây dựng xong HTXHTDNB hỗ trợ cho việc phân loại nợ theo phương pháp định tính.

Đến thời điểm hiện tại có nhiều TCTD chưa xây dựng được HTXHTDNB, chưa có cơ sở/số liệu tin cậy để đánh giá, yếu tố cốt lõi của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng để hỗ trợ việc thẩm định, giám sát khách hàng và phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Do đó, cần phải có lộ trình để tất cả các TCTD Việt Nam áp dụng phân loại nợ theo điều 7 trong thời gian tới, phải xây dựng thành công hệ thống đánh giá, xếp hạng tín nhiệm nội bộ đối với khách hàng. Nó khơng chỉ giúp ngân hàng phân loại nợ trung thực hơn mà cịn là cơng cụ tư vấn, giúp ban lãnh đạo có định hướng chiến lược kinh doanh rõ ràng, hướng nhiều hơn về khách hàng.

HTXHTDNB sẽ phải thực hiện đủ 54 chỉ tiêu, bao gồm 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính bao gồm nhiều yếu tố đan xen, phản ánh tồn diện về các khía cạnh hoạt động của DN và quan hệ với ngân hàng trong khoảng thời gian dài nên kết quả chấm điểm chặt chẽ, logic và phù hợp với thông lệ quốc tế. Những chỉ tiêu tài chính giúp cho ngân hàng nhìn được bức ảnh "cắt lớp" tình hình tài chính trong một kỳ kế tốn cịn những chỉ tiêu phi tài chính sẽ giúp CBTD "soi" kỹ hơn vào năng lực thực sự của doanh nghiệp. Đây cũng là phương pháp xếp hạng cốt lõi mà các ngân hàng, tổ chức định hạng quốc tế đang sử dụng, cho phép các ngân hàng đánh giá rõ hơn về khách hàng cũng như chất lượng hoạt động tín dụng của mình. Và đây cũng là lý do khiến NHNN khi ban hành Quyết định 493 đã yêu cầu các NHTM phải tiến tới phân loại nợ theo Điều 7, nhưng dường như các ngân hàng lại muốn chậm trễ thực hiện yêu cầu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh sóc trăng (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)