S: Những điểm mạnh
2.2.2 Môi trường vĩ mô 1 Các yếu tố kinh tế
2.2.2.1. Các yếu tố kinh tế
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam (xem bảng 2.6)
Bảng 2.6: Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Tốc độ tăng GDP (%) 8,43 8,17 8,5 6,23 5,32 GDP bình quân đầu người (USD) 639,1 723 833,5 1024 1109
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2009
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, Việt Nam có tình hình kinh tế phát triển ổn định, GDP bình quân đầu người ngày càng tăng qua các năm thể hiện xu hướng gia tăng thu nhập, mức sống người dân ngày càng được cải thiện, là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường sản phẩm của các doanh nghiệp.
Thuế quan: Sản xuất kinh doanh chè cần nhiều vật tư nhập khẩu như: xăng dầu và phân bón…và chính sách thuế linh hoạt đã phần nào hỗ trợ cho nông dân. Thuế xuất khẩu chè bằng 0%, thuế nhập khẩu chè là 5% đối với các nước trong khối ASEAN và là 40% đối với các nước ngoài khối, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
Lãi suất: Năm 2008 do tỷ lệ lạm phát tăng cao nên ngân hàng nhà nước đã tăng liên tục lãi suất cơ bản từ 8,75% lên 11% và lên đỉnh điểm 14% /năm trong tháng 7 năm 2008, điều này đã gây áp lực lớn cho doanh nghiệp khi phải vay vốn lên tới 21%/năm và đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lãi suất ngân hàng trong năm 2009, 2010 tương đối ổn định đã giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong việc vay vốn ngân hàng.
Năm 2010: Tiếp tục bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tăng trưởng GDP của các nước giảm mạnh, điều này sẽ tác động đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nói chung.
Sự suy giảm của kinh tế thế giới là nhân tố tác động bất lợi cho nền kinh tế nước ta, một nền kinh tế vốn dĩ dựa vào đầu tư nước ngoài và xuất khẩu.
Việt Nam là thành viên WTO đưa đến cho các doanh nghiệp những cơ hội và thách thức lớn… Do đó doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh lâu dài có tính đến tác động của mơi trường quốc tế; cải tiến quy trình sản xuất bằng việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến để tăng chất lượng sản phẩm; coi trọng công tác xúc tiến thương mại; sử dụng tốt nguồn lực; liên kết mạnh mẽ với các doanh nghiệp để tạo nên khối đoàn kết vững chắc trên thương trường.