Phân tích ma trận SWOT để đề xuất chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty chè lâm đồng đến năm 2020 (Trang 72 - 77)

- Cung ứng: Các nguyên vật liệu, công cụ hỗ trợ cho quá trình sản xuất của

3.2.3 Phân tích ma trận SWOT để đề xuất chiến lược

Để lập ma trận SWOT trước hết chúng ta liệt kê ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với CTCP chè Lâm Đồng. Theo như phân tích, đánh giá các yếu tố mơi trường ở trên, có thể liệt kê:

Các điểm mạnh của CTCP chè Lâm Đồng:

- Chất lượng sản phẩm tốt, uy tín trên thị trường

- Cơng nghệ chế biến: CTCP chè Lâm Đồng có một nhà máy chế biến chè đen OTD công suất thiết kế 30 tấn nguyên liệu ngày đêm, đạt 85% - 90% công suất thiết kế và một dây chuyền chế biến chè đen

CTC công suất thiết kế 12 tấn nguyên liệu ngày đêm, đạt 90% công suất thiết kế.

Phân xưởng hoàn thành phẩm được trang bị hệ thống đấu trộn tự động, có cơng suất đấu trộn đóng gói từ 5.000-7.000 tấn/ năm.

- Khả năng tài chính mạnh

- Có mối quan hệ tốt với khách hàng trong và ngoài nước

- Trình độ cơng nhân tay nghề cao trong sản xuất chế biến chè, được đào tạo và gắn bó lâu năm cùng cơng ty.

- Vườn chè cơng ty quản lý 302 ha là có diện tích lớn, chất lượng búp chè tươi vào loại tốt nhất ở Lâm Đồng.

Các điểm yếu của CTCP chè Lâm Đồng - Chế độ lương, thưởng chưa cao.

- Hoạt động quảng cáo, tiếp thị còn yếu. Đội ngũ làm marketing chuyên nghiệp chưa có.

- Sản phẩm chưa đa dạng và sản lượng sản xuất cịn thấp.

- Chi phí sản xuất cao do bộ máy chưa tinh gọn, thâm dụng lao động và khấu hao cơ bản lớn do đầu tư không hiệu quả trước đây.

Các cơ hội của CTCP chè Lâm Đồng

- Nhà nước ưu đãi về thuế xuất khẩu chè (0%), hỗ trợ xúc tiến thương mại.

- Xu thế hội nhập tạo ra cơ hội mở rộng thị trường nước ngoài. - Sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế.

- Tiềm năng thị trường lớn, Việt Nam đã thành nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 trên thế giới và ngày càng nhiều nước muốn nhập khẩu chè từ Việt Nam.

- Nhà máy của công ty nằm ở vùng nguyên liệu chè lớn nhất Việt Nam là thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng với hơn 25.000 ha chè. Các nguy cơ của CTCP chè Lâm Đồng

- Tiềm lực đối thủ cạnh tranh mạnh từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là công ty TNHH Thế Hệ Mới, công ty TNHH Trân Nam Việt và CTCP chè Ngọc Bảo…

- Nhiều đối thủ gia nhập ngành sản xuất, kinh doanh chè. - Đe dọa từ công nghệ, thiết bị mới.

- Yêu cầu về chất lượng chè của khách hàng ngày càng cao. - Nhiều sản phẩm giải khát thay thế sản phẩm chè truyền thống. Từ những liệt kê trên, lập bảng ma trận SWOT:

Bảng 3.1: Phân tích Ma trận SWOT

Cơ hội (O) Nguy Cơ (T)

O1: Chính sách khuyến khích phát triển của Chính phủ

O2: Tác động gia nhập WTO, hiệp định thương mại Việt – Mỹ

O3: Sự tăng trưởng về kinh tế và ổn định chính trị

O4: Tiềm năng thị trường lớn

O5: Vị trí nhà máy ở vùng nguyên liệu chè lớn, ổn định

T1: Cạnh tranh búp chè tươi NL

T2: Tiềm lực đối thủ cạnh tranh mạnh

T3: Khách hàng ngày càng yêu cầu cao về chất lượng

T4: Khả năng nhập ngành của các công ty

T5: Đe dọa từ công nghệ thiết bị mới T6: Sự phát triển của các sản phẩm thay thế Điểm mạnh (S) Các kết hợp SO Các kết hợp ST S1: Chất lượng sản phẩm cao, có uy tín trên thị trường S2: Công nghệ chế biến, thiết bị tiên tiến

S3: Khả năng tài chính mạnh S4: Có mối quan hệ tốt với khách hàng trong và ngoài nước S5: Đội ngũ CBCNV giàu kinh nghiệm, có tay nghề cao

S6:Vùng chè ngun liệu cơng ty

S1, S2, S3, S4, S5, S6 + O1, O2, O4, O5

 Chiến lược phát triển thị

trường ngoài nước

S1, S2, S3, S5, S6, + O1, O3, O4, O5

 Chiến lược phát triển sản

phẩm mới

S1, S2, S3, S5, S6 + T3, T4, T6, T7

 Chiến lược phát triển sản phẩm

chất lượng cao

S3, S4 + T2,T3,T5

 Chiến lược đa dang hóa hàng

ngang

Điểm yếu (W) Các kết hợp WO Các kết hợp WT

W1: Chế độ tiền lương, khen thưởng chưa cao

W2: Hoạt động quảng cáo, tiếp thị hạn chế W3: Chủng loại sản

phẩm chưa đa dạng W4: Chi phí sản xuất cao

W2, W4+ O1, O3, O4, O5

 Chiến lược thâm nhập thị

trường trong nước

W2, W3, W4 + T2,T3,T4, T6

 Chiến lược tái cấu trúc

W3, W4 + T1, T2,T5, T6

Bảng 3.2: Các phương án chiến lược

STT Các kết

hợp

Tên chiến lược

Nội dung chủ yếu

Chiến lược phát triển thị trường ngoài

nước

Tận dụng các điểm mạnh của công ty về chất lượng sản phẩm, uy tín nhãn hiệu, mối quan hệ tốt với nhiều khách hàng và các cơ hội về thị trường, chính sách khuyến khích… để tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường tại các khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và các nước Trung Đơng dưới hình thức: tham gia các chương trình hội chợ ngồi nước; chương trình giới thiệu sản phẩm; chương trình xúc tiến thương mại, mở văn phịng đại diện…

1 SO

Chiến lược phát triển sản

phẩm mới

Tận dụng các cơ hội về thị trường, các chính sách khuyến khích phát triển cùng với các điểm mạnh về cơng nghệ tiên tiến, uy tín nhãn hiệu, tay nghề của công nhân để phát triển các sản phẩm mới như: chè xanh viên, chè xanh ướp hương các loại, chè Oolong…với nhiều mẫu mã, phù hợp với nhiều đối tượng.

Chiến lược đa dạng hóa hàng

ngang

Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, chiến lược này nhằm phát triển sản phẩm và dịch vụ mới trên cơ sở các hoạt động kinh doanh của công ty như: kinh doanh siêu thị chè tại Bảo Lộc và các thành phố lớn; tham gia vào các thị trường cung cấp thuốc trừ sâu, phân bón cho nơng dân địa phương; tận dụng lợi thế mặt bằng đất tại đô thị kinh doanh dịch vụ thương mại bán lẻ, nhà hàng – khách sạn, siêu thị chè….

2 ST

Chiến lược phát triển sản phẩm chất lượng cao

Với sự cạnh tranh gay gắt, chiến lược này tận dụng các điểm mạnh của cơng ty về cơng nghệ thiết bị, uy tín sản phẩm, tay nghề của công nhân nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty về mặt chất lượng.

STT Các kết

hợp

Tên chiến lược

3 WO

Chiến lược thâm nhập thị

trường trong nước

Công ty tăng cường hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, độ phủ của hệ thống phân phối để nhằm tăng doanh số bán trong nước nhằm mục đích tăng doanh thu, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước. Với chiến lược này công ty tận dụng các cơ hội về thị trường để khắc phục điểm yếu: hoạt động Marketing, hệ thống phân phối, tính linh hoạt của cơng ty.

Chiến lược tái cấu trúc

Tiếp tục sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000, vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, chú trọng công tác đào tạo cán bộ quản lý nhằm khắc phục nhanh các điểm yếu của cơng ty là tính linh hoạt kém, trình độ quản lý thấp, chi phí sản xuất cao… để hạn chế các nguy cơ

4 WT

Chiến lược hội nhập về phía

sau

Với chiến lược này cơng ty gia tăng kiểm sốt lên vùng nguyên liệu của các hộ nông dân nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm chè nhằm khắc phục điểm yếu là chủng loại sản phẩm yếu, chi phí sản xuất cao để hạn chế các nguy cơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty chè lâm đồng đến năm 2020 (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)