- Đối với thị trường trong nước: Thực hiện quảng cáo “bám dính” vào
3.4.3 Đối với địa phương tỉnh Lâm Đồng
- Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong một mơi trường bình đẳng, khơng đối xử phân biệt với DNNN. Việc qui hoạch phát triển đô thị, các cơng trình cơng ích và dân cư cần minh bạch, cơng khai và có khả thi triển khai thực hiện, khơng để tình trạng qui hoạch treo, tránh gây khó cho doanh nghiệp về quỹ đất, về chiến lược đầu tư dài hạn, ổn định của doanh nghiệp.
- Công tác bảo vệ môi trường cũng cần chú ý. Có kế hoạch triển khai cơng tác kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất chè, khơng để tình trạng
nhiều cơ sở khơng đủ điều kiện mà vẫn sản xuất thực phẩm đang tồn tại. Công tác kiểm tra và thu thuế cũng phải hết sức minh bạch, bình đẳng, khơng để cạnh tranh khơng lành mạnh do nhiều cơ sở khơng đóng thuế, khai báo không trung thực tạo lợi thế cạnh tranh cho riêng doanh nghiệp.
- Tỉnh Lâm Đồng cần tích cực trong xúc tiến thương mại, đầu tư, kêu gọi các công ty đầu ngành về sản xuất chè trên thế giới đến đầu tư nhằm tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm chè, cũng như việc xây dựng thương hiệu, xuất xứ “chè
Blao” - Lâm Đồng. Phối hợp hiệp hội chè Việt Nam tổ chức hội chợ thương
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Từ chương 1 của lý luận xây dựng chiến lược kinh doanh qua đến chương 2 về phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của CTCP chè Lâm Đồng, chúng ta thấy việc xây dựng chiến lược kinh doanh của CTCP chè Lâm Đồng đang là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết .
Qua xây dựng chiến lược kinh doanh của CTCP chè Lâm Đồng tới năm 2020, có thể thấy:
Cơng ty cổ phần chè Lâm Đồng đang có rất nhiều lợi thế, tiềm năng về đất đai, khí hậu thổ nhưỡng, năng lực lõi, tay nghề chuyên môn…để phát triển doanh nghiệp và có điều kiện trở thành nhà sản xuất kinh doanh chè hàng đầu, uy tín của Lâm Đồng và Việt Nam. Tuy nhiên, muốn làm được điều đó, địi hỏi HĐQT, Ban giám đốc điều hành cơng ty cần phải tích cực đầu tư và thực hiện đồng bộ các chiến lược như: Chiến lược phát triển thị trường nước ngồi; Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang; Chiến lược thâm nhập thị trường trong nước; Chiến lược tái cấu trúc và Chiến lược hội nhập về phía sau cũng như
triển khai các giải pháp như đã trình bày trên.
Các điểm yếu mà cơng ty cần khắc phục là: Khả năng cạnh tranh còn thấp nhất là đối với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành, hệ thống phân phối yếu. Nhân lực còn yếu về R&D và marketing.
KẾT LUẬN
Xây dựng chiến lược kinh doanh là nhiệm vụ hàng đầu, là công tác hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại, ổn định lâu dài, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.
Qua việc nghiên cứu lý thuyết, các cơ sở lý luận chung về xây dựng chiến lược kinh doanh. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng môi trường sản xuất kinh doanh. Bên cạnh, phân tích các yếu tố mơi trường bên ngồi để tìm ra những cơ hội, nguy cơ tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, cịn phân tích các yếu tố mơi trường nội bộ cơng ty để xác định điểm mạnh, điểm yếu của công ty cổ phần chè Lâm Đồng. Các phân tích nêu trên tác động đến sự thành công của công ty và là cơ sở để đánh giá năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình xây dựng chiến lược đã sử dụng một số dự báo của các công ty nghiên cứu thị trường, tổ chức FAO; các kết quả đã phân tích về môi trường hoạt động của đơn vị làm cơ sở đề xuất chiến lược cho công ty cổ phần chè Lâm Đồng đến năm 2020. Trên cơ sở các mục tiêu phát triển của công ty, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện chiến lược hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Sau khi hồn thành khóa học cao học kinh tế (2006 – 2009; K16) tại trường đại học kinh tế TP.HCM, với mong muốn đóng góp thật nhiều để xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần chè Lâm Đồng, tác giả đã cố gắng hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên, do điều kiện và khả năng nghiên cứu cịn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Kính mong q thầy cơ và người đọc tham gia, góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.