Các yếu tố Chính phủ và chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty chè lâm đồng đến năm 2020 (Trang 45 - 47)

S: Những điểm mạnh

2.2.2.2 Các yếu tố Chính phủ và chính trị

Cùng với xu thế phát triển của khu vực và thế giới. Trong những năm qua, tình hình chính trị nước ta tương đối ổn định và phát triển bền vững trên con đường xây dựng và phát triển đất nước cũng như thiết lập các quan hệ đối ngoại quan trọng với khu vực và thế giới tạo sự ổn định cho nền kinh tế phát triển. Đây là một lợi thế rất lớn cho sự phát triển của đất nước khi mà các doanh nghiệp nước ngoài rất tin tưởng khi đến đầu tư tại Việt Nam và đất nước chúng ta luôn được xem là điểm đầu tư hấp dẫn. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với công nghệ hiện đại, những đối tác mới và những nguồn vốn mới…

Sự ổn định về chính trị trong tình hình thế giới có nhiều biến động là đặc điểm cơ bản thúc đẩy sự phát triển ngành chè Việt Nam, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong ngành mạnh dạn hoạch định các chiến lược kinh doanh lâu dài.

Chính sách cổ phần hóa đã tạo ra diện mạo mới cho doanh nghiệp do được sự đa dạng hóa chủ sở hữu, được tiếp cận nguồn vốn và kỹ năng quản trị từ bên

ngoài DNNN. Riêng với ngành chè Lâm Đồng, cổ phần hóa chính là đột phá lớn trong sản xuất kinh doanh chè mà bắt đầu từ năm 2005 với việc cổ phần hóa sáu đơn vị thành viên của DNNN công ty chè Lâm Đồng .

Hệ thống pháp luật của nước ta ngày càng hoàn thiện hơn, luật đầu tư và luật doanh nghiệp được cải thiện tốt hơn đã giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, với quá trình xây dựng và sửa đổi các bộ luật cho phù hợp thì chính phủ cũng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Điều này đã tạo ra mơi pháp lý thơng thống thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.

Đối với ngành chè, Nhà nước đã có nhiều chính sách, văn bản tạo điều kiện phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như giá trị gia tăng của sản phẩm chè như:

Quyết định số 43/1999/QĐ-TTg ngày 10-3-1999 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phát triển chè đến năm 2010. Quyết định này đã trở thành văn bản pháp quy có tính chiến lược đầu tiên đề ra mục tiêu và giải pháp phát triển ngành chè. Nội dung cơ bản của văn bản trên thể hiện chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành chè phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; chính sách tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp, các địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ vốn đầu tư: ADB, Nhật Bản, Đài Loan… cho việc trồng và chế biến chè; chính sách về thị trường (củng cố thị trường hiện tại, phát triển thị trường mới, khôi phục các thị trường đã mất trước đây); các chính sách hỗ trợ đầu tư tín dụng và chính sách giá; quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế từng vùng.

Quyết định số 1780/QĐ-BNN-CB ngày 26-6-2006 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch phát triển cơ giới hoá và nâng cao chất lượng chè giai đoạn 2006-2010. Quyết định này nhằm mục đích chuẩn hóa thiết bị cơng nghệ ngành chè với kinh phí đầu tư trên 420 tỷ; xây dựng mơ hình cơ giới hóa đồng bộ thâm canh cây chè; tuyển chọn lai tạo các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao; từng bước tăng diện tích chè được sử dụng máy và quy trình sản xuất sạch khâu chăm sóc thu hoạch từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, đa

dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng của sản phẩm chè Việt Nam.

Việc thành lập hiệp hội chè Việt Nam (VITAS) ngày 19-7-1988 là cơ sở để các hội viên tham gia trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành chè, cùng góp tiếng nói với Chính phủ trong phát triển ngành, xúc tiến thương mại, tổ chức lễ hội, hội chợ hỗ trợ và phục vụ sản xuất kinh doanh của hội viên và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty chè lâm đồng đến năm 2020 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)