Xác định đúng phƣơng hƣớng tiếp tục điều chỉnh chính sách thuế quan trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 85 - 86)

2002  Hạn ngạch nhập khẩu xe máy và phụ tùng xe máy và ôtô khách dưới 9 chỗ ngồi được dỡ bỏ.

3.2.2.Xác định đúng phƣơng hƣớng tiếp tục điều chỉnh chính sách thuế quan trong thời gian tới.

thuế quan trong thời gian tới.

Dựa trên các tư tưởng chủ đạo đã phân tích, việc điều chỉnh chính sách thuế và trợ cấp của Việt Nam trong thời gian tới nên được triển khai thực hiện theo các phương hướng cơ bản dưới đây:

Thứ nhất, để đảm bảo tối thiểu hoá thất thu NSNN từ thuế nhập khẩu, xây dựng lộ trình cắt giảm thuế quan hàng công nghiệp thực tế hợp lý trên cơ sở tính đến lợi ích tổng thể quốc gia, với độ linh hoạt (chênh lệch giữa mức thuế quan cam kết và thực tế) cần thiết để bảo hộ một cách hữu hiệu một số ngành hàng có thể bị tổn thương và có tiềm năng phát triển trên nguyên tắc chung là mức thuế quan áp dụng phải không cao hơn mức thuế trần cam kết.

Thứ hai, thực hiện việc cắt bỏ các hàng rào thương mại và các công cụ thuế khác theo hướng tăng các nguồn thu NSNN để bù đắp sự giảm sút có thể trong thu từ nhập khẩu; thực hiện cắt giảm và điều chỉnh có hiệu quả các loại thuế giảm chi NSNN, góp phần kiểm soát mức thâm hụt NSNN ở mức an toàn. Trong chi NSNN, các chi phí có liên quan tới thực chi các cam kết gia nhập và tăng hiệu quả hội nhập cũng cần lưu tâm đúng mức.

Thứ ba, trên cơ sở các quy định của WTO và hiện trạng các ngành và hàng công nghiệp trong nước, điều chỉnh chính sách thuế và trợ cấp để bảo

hộ ngành một cách thích hợp và có hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực (có thể) đối với những đối tượng dễ bị tổn thương. Để làm tốt điều này, trước hết, Việt Nam cần thực hiện rà soát, thống kê đầy đủ tình hình trợ cấp theo các nhóm ngành hàng và đánh giá một cách tổng thể tác động của việc điều chỉnh các chính sách này đối với nền kinh tế để có những điều chỉnh thích hợp và hữu hiệu.

Thứ tư, việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nên thực hiện theo hướng cắt bỏ các dạng trợ cấp bị cấm hay có thể bị trả đũa theo đúng lịch trình chuyển tiếp; tăng nguồn trợ cấp được phép thông qua tăng các quỹ trợ cấp hiện có và điều chuyển các quỹ trợ cấp khả dụng hiện hữu không bị cấm sang. Để thực hiện các trợ cấp cần thiết cho các ngành hàng công nghiệp, cần xây dựng một lộ trình điều chỉnh trợ cấp với việc xác định lại những ngành hàng cần tăng hoặc giảm trợ cấp và mức tăng, giảm trợ cấp tương ứng.

Thứ năm, sau khi gia nhập WTO, việc nhận dạng những dạng thất bại thị trường (ví dụ, thiếu vắng thị trường tín dụng cho các nghiệp vụ vừa và nhỏ, mạng lưới an sinh xã hội,…) để đối phó và giảm thiểu chúng là rất cần thiết. Hơn thế nữa, Việt Nam cũng cần phòng tránh “thất bại của Chính phủ” và “thất bại của hội nhập” – những rủi ro có liên quan tới những yếu kém trong năng lực hoạch định chính sách và điều hành quản lý Nhà nước trong bối cảnh mới. Để phòng chống và giảm thiểu những dạng rủi ro này, Việt Nam cũng cần khoản chi NSNN thích hợp cho các quỹ/chương trình trợ cấp để nâng cao năng lực thể chế nói chung và năng lực nhận thức của Chính phủ, Quốc hội và Đảng nói riêng, cũng như để thực hiện có hiệu quả những cải cách cơ cấu, tự do hoá tài chính và hội nhập sâu và rộng hơn vào nền tài chính và thương mại toàn cầu.

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 85 - 86)