Điều chỉnh chính sách thuế quan hàng công nghiệp làm tăng khả năng dự báo về tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 73 - 76)

2002  Hạn ngạch nhập khẩu xe máy và phụ tùng xe máy và ôtô khách dưới 9 chỗ ngồi được dỡ bỏ.

3.1.1.3.Điều chỉnh chính sách thuế quan hàng công nghiệp làm tăng khả năng dự báo về tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

tăng khả năng dự báo về tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

Cải cách chính sách thương mại theo yêu cầu WTO có tác dụng, (i) hạn chế các hành vi vụ lợi gắn với việc can thiệp thong mại, (ii) giảm chi phí giao dịch ngăn cản nội bộ hoá công nghệ và ngoại ứng phi tài chính, (iii) hạn chế rủi do va lựa chon sai lầm do thông tin không hoàn hảo. Điều chỉnh chính sách thương mại theo WTO làm tăng khả năng dự báo về tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Cụ thể:

Thứ nhất, chính sách thương mại minh bạch, dễ tiên liệu, là kết quả thực hiện cam kết gia nhập WTO, tạo điều kiện các doanh nghiệp có kế hoạch, chiến lược sản xuất và xuất khẩu trong dài hạn. Các hiệp định về thuận lợi hoá thương mại cũng tạo điêù kiện giảm chi phí ( thời gian và tiền

bạc) cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Quy chế thành viên WTO tăng vị thế cho các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế , nhất là trong việc giải quyết các tranh chấp và thương thảo, qua đó giảm rào cản / chi phí tiếp cận thị trường thế giới cho các doanh nghiệp.

Thứ hai, tự do hoá thơng mại có tác động tích cực gián tiếp với tăng trưởng kinh tế nói chung (thông qua cải thiện năng suất và các nhân tố sản xuất (TFP). Qua đó tăng năng lực xuất khẩu và sản xuất. Ngoài ra chính sách thương mại công khai, minh bạch, dễ tiên liệu, có trách nhiệm giải trình cũng như là có điều kiện quan trọng để giảm thiểu tham nhũng và hạn chế các hoạt động tìm kiếm đặc lợi từ chính sách bảo hộ.

Thứ ba, việc gia nhập WTO thường làm gia tăng luồng FDI vào Việt nam. Lý do như đã đề cập việc gia nhập WTO tạo cơ hội mới mở rộng thị trường xuất khẩu, thị trường tiêu thụ; kết gắn thị truờng thành viên vào chuỗi sản xuất, giá trị toàn cầu cũng nh khu vực; tăng cờng minh bạch, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, qua đó cải thiện lòng tin vào chính sách của nước thành viên. Việc làm tăng nguồn FDI vào nớc thành viên cũng tạo điều kiện để thúc đẩy thương mại giữa khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong nước và phần còn lại của Thế giới.

Các các mối tác động trực tiếp và gián tiếp của việc gia nhập WTO đối với thương mại quốc tế của thành viên mới như Việt nam (thông qua các yếu tố trung gian) có thể được trình một cách ngắn gọn ở Biểu 3.1.

Trên đây là những tác động tích cực chính do việc điều chỉnh chính sách thương mại theo các cam kết trong WTO đối với Việt nam. Phân tích trên không tính đến các tác động khác đối với thơng mại có liên quan đến cách thức hiệu quả thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô, điều chỉnh chính sách vĩ mô sau hội nhập và cải cách cơ cấu mà các nước thành viên thực hiện trong giai đoạn hậu WTO. Những tác động dự kiến đối với việc gia nhập

WTO có thể làm mức giá cả trong nước giảm, đồng nội tệ lên giá, thâm hụt ngân sách trong giai đoạn đầu… đây là những nhân tố có thể tác động rất đáng kể lên những hiệu ứng của việc gia nhập WTO (nhất là chính sách tỉ giá) làm giảm hay nhân lên những lợi ích mà quy chế WTO mang lại nói chung và đối với thương mại quốc tế .

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 73 - 76)