Giải pháp chung đối với doanh nghiệp Việt nam

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 91 - 92)

2002  Hạn ngạch nhập khẩu xe máy và phụ tùng xe máy và ôtô khách dưới 9 chỗ ngồi được dỡ bỏ.

3.2.4.1. Giải pháp chung đối với doanh nghiệp Việt nam

Một là, từng doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế so sánh đã có và tạo ra lợi thế so sánh mới cho mình.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh, ngoài những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý là những yếu tố thuộc về lợi thế so sánh do thiên nhiên ban tặng cho mỗi nước, mà các doanh nghiệp được sử dụng; nước ta còn có một yếu tố được coi là lợi thế so sánh quan trọng, đó là giá công lao động rẻ so với nhiều nước trong khu vực và nhất là so với các thành viên phát triển. Công lao động ở nước ta giá chỉ bằng một nửa của họ, thậm chí có ngành còn thấp hơn, trước mắt chúng ta có thể tận dụng cao nhất khả năng này trong cạnh tranh với các doanh nghiệp thành viên WTO khác. Mặt khác, trong những năm tới, lao động kỹ thuật trình độ cao mới là loại lao động mà “nền kinh tế tri thức cần đến”. Do vậy, đông và rẻ không còn là lợi thế cho lực lượng lao động của ta. Cần phải tự tạo ra lợi thế so sánh mới, lợi thế mới này mỗi doanh nghiệp phải tự tìm và tạo ra cho mình từ chính những nguồn lực của mình.

Hai là, biết kết hợp tự mình nâng cao khả năng cạnh tranh và hợp tác với các doanh nghiệp khác trong hệ thống. Các doanh nghiệp cần hiểu rằng để có thể thắng trong cạnh tranh, để nâng cao năng lực cạnh tranh phải chọn cách cạnh tranh cho mình, thay vì mạnh ai nấy làm. Mỗi doanh nghiệp đều phải nỗ lực tiến nhanh hơn đồng đội, đó là yêu cầu của cạnh tranh; nhưng đồng thời cũng sẵn sàng hợp tác với đồng đội vào lúc cần thiết do yêu cầu của hợp tác cạnh tranh. Làm được điều đó, chúng ta sẽ tận dụng được cả hai ưu điểm của cạnh tranh và hợp tác. Cạnh tranh để có được sản phẩm tốt nhất và giá thành hạ nhất (điều kiện sống còn của doanh nghiệp), hợp tác để hỗ

trợ các doanh nghiệp trong và ngoài hệ thống đều cùng phát triển (điều kiện sống còn của hệ thống doanh nghiệp). Thực tế các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của ta còn non yếu, hàng hoá không nhiều, chất lượng hàng công nghiệp sản xuất ra còn hạn chế, do vậy các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cần liên kết tạo ra sức mạnh về vốn, con người, công nghệ để nâng cao năng lực cạnh

Một phần của tài liệu điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hàng công nghiệp theo hiệp định chung về thuế quan và thương mại và tác động của nó đối với doanh nghiệp việt nam sau khi việt nam gia nhập wto (Trang 91 - 92)